Làm sao để HR có thể nâng cao KPI hiệu quả cho nhân viên?

Ứng phó với sự thay đổi liên tục luôn là một trong những chủ đề khiến những người làm quản trị nhân lực đau đầu. Tác động của dịch Covid-19 đã tạo ra một trạng thái VUCA bất ổn trong thị trường lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Việc xây dựng được mục tiêu công việc cho từng nhân sự là một chuyện, nhưng làm như thế nào để có thể nâng cao KPI hiệu quả cho cá nhân mới thực sự là điều những người quản trị hiện đại cần đặc biệt quan tâm.

VUCA – sự bất ổn mơ hồ

Xuất hiện từ sau Thế chiến thứ 2, khái niệm VUCA được biến đến là sự tổng hợp của Volatility (Biến động), Uncertainty (Không chắc chắn), Complexity (Sự phức tạp) và Ambiguity (Sự mơ hồ) mô tả lại sự bất ổn định của thế giới. Với tác động tiêu cực của dịch Covid-19, không ít các doanh nghiệp tại Việt Nam đã phải đóng cửa, một số ít các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng nặng nề tới tài chính.

Làm sao để HR có thể nâng cao KPI hiệu quả cho nhân viên? 1

Đứng trước những sự biến đổi khó lường của thế giới, nhiệm vụ của người quản trị nhân lực cũng gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại trong việc đảm bảo sức khỏe doanh nghiệp. Thu hút nhân tài trong thời điểm khó khăn đã là một thách thức, nhưng làm thế nào để có thể nâng cao hiệu suất làm việc của lực lượng nhân sự chính là câu hỏi mà nhân sự cấp bách cần tìm được câu trả lời.

Cập nhật tri thức, áp dụng công nghệ trong việc đánh giá

Sự biến đổi khó lường của VUCA đã đặt người làm HR vào vị trí luôn luôn sẵn sàng thay đổi và thích ứng với điều kiện của thị trường lao động. Những sự thay đổi này sẽ tác động trực tiếp vào tâm lý và hành vi của người lao động, khiến bản thân nhân sự cũng rơi vào trạng thái mơ hồ, thiếu minh bạch trong sự định hướng của lãnh đạo. Hệ quả của những yếu tố tiêu cực này chính là sự giảm sút trong hiệu quả làm việc của từng cá nhân và phòng ban.

Làm sao để HR có thể nâng cao KPI hiệu quả cho nhân viên? 2

Bên cạnh việc sử dụng thang đánh giá mức độ hiệu quả làm việc của cá nhân (KPI) thì bộ phận HR cần phải áp dụng những công cụ như ACheckin, KSmart, DMS One,… để có thể nhanh chóng giám sát và đánh giá sâu sắc từng cá nhân. Những phương pháp quản trị dưa trên khoa học và công nghệ như hệ thống CRM sẽ giúp người làm quản trị dễ dàng đánh giá tình trạng nhân sự. Với sự tổng hợp chi tiết về đặc điểm của từng cá nhân, nhiệm vụ, khối lượng công việc,… bộ phận HR sẽ nhanh chóng nhìn trước được những rủi ro và sự biến đổi của nhân sự, từ đấy có thể kịp thời đưa ra thay đổi cần thiết giúp nâng cao KPI hiệu quả.

Tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng làm việc

Sự linh hoạt và khả năng làm việc nhóm chắc chắn sẽ là những yếu tố không thể thiếu với bất kỳ cá nhân tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng mỗi cá nhân và phòng ban sẽ có một quy trình và phong cách làm việc khác nhau, điều này dễ trở thành khó khăn trong quá trình hợp tác chéo tại doanh nghiệp, cản trở việc nâng cao hiệu quả công việc.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 4000 người tham gia khảo sát về vấn đề giao tiếp tại môi trường làm việc cho thấy:

  • 46% người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên nhận được những thông tin thiếu rõ ràng, dễ gây bối rối và nhầm lẫn từ đồng nghiệp
  • 36% người tham gia khảo sát cho biết họ gặp tình trạng này lên tới 3 lần mỗi ngày. Điều này tương đương với 4 giờ làm việc hiệu quả bị lãng phí mỗi tuần

Làm sao để HR có thể nâng cao KPI hiệu quả cho nhân viên? 3

Một khảo sát khác được thực hiện bởi Tổ chức Công nghiệp Công nghệ Tin học cũng cho biết 28% trong 1000 người tham gia khảo sát nói rằng giao tiếp kém hiệu quả chính là lý do khiến cho các dự án không thể hoàn thành theo đúng lịch trình.

Chính vì vậy việc cải thiện được những kỹ năng làm việc cơ bản như giao tiếp hiệu quả, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học là giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc tối ưu. Để có thể trau dồi và cải thiện các kỹ năng trên, người làm nhân sự cần thiết tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho các cá nhân trong chính doanh nghiệp mình. Bên cạnh những những học thuyết và nguyên tắc làm việc nhóm thì bộ phận HR cũng cần xen kẽ với các hoạt động thực tiễn để người tham gia có thể dễ dàng vận dụng những lý thuyết vào thực tế.

Đề cao yếu tố con người

Một điều mà người làm HR cũng như các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ ràng nhất: Con người quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Nhưng trong thời điểm VUCA như hiện tại, con người lại là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố tiêu cực từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy nhiệm vụ của người làm quản trị chính là cần xây dựng được môi trường giúp con người sẵn sàng hợp tác chân chính, có tính hợp tác và có tính trách nhiệm.

Dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam tổn thất nặng nề. Bên cạnh những doanh nghiệp buộc phải đóng cửa thì nhóm doanh nghiệp còn tồn tại phải đối mặt với tình trạng cắt giảm nhân sự, cắt giảm ngân sách dành cho người lao động. Điều này ảnh hưởng khiến cho nhân sự bị rơi vào trạng thái lo âu, mất định hướng về công việc.

Khảo sát về tác động của Covid-19 lên tinh thần nhân sự được thực hiện bởi The Standard cho thấy rằng:

Làm sao để HR có thể nâng cao KPI hiệu quả cho nhân viên? 4

  • 46% đối tượng nghiên cứu gặp các vấn đề đề về tinh thần trong thời điểm dịch bệnh.
  • 55% đối tượng nghiên cứu phản hồi rằng hiệu quả công việc bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý
  • 65% đối tượng nghiên cứu tụt giảm trên 10 giờ làm việc năng suất mỗi tuần do ảnh hưởng từ yếu tố tinh thần

Người làm HR cần phải loại bỏ được những yếu tố tiêu cực xung quanh đội ngũ nhân sự của mình. Mục đích chính là cải thiện sức khỏe tinh thần, gia tăng trải nghiệm nhân sự, giúp xây dựng mối liên hệ với tổ chức. Từ đấy mới có thể tạo được động lực kích thích sự sáng tạo, linh hoạt và gia tăng giá trị chung giữa cá nhân và tổ chức, nâng cao chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI cho từng cá nhân.

Đảm bảo và nâng cao KPI hiệu quả đều là những điều mà HR và doanh nghiệp mong muốn trong giai đoạn VUCA. Nhưng để có thể đạt được mục tiêu chung này thì bản thân người làm HR phải phân tích được sâu sắc và chính xác gốc rễ của vấn đề cản trở việc đạt được mục tiêu công việc của cá nhân.

Với tình hình chung của xã hội trong 2021 và tương lai 2022, yếu tố con người sẽ trở thành nhân tố tiên quyết sự tồn vong và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Nâng cao trải nghiệm nhân sự chính là những gì HR cần làm để có thể hỗ trợ doanh nghiệp khả thi hóa chiến lược phát triển của mình. Bởi vậy GameTeam ra đời nhằm mang đến giải pháp thúc đấy tinh thần nhân sự và gia tăng đồng bộ trong doanh nghiệp. Với thời gian gấp rút của quý 4 cuối năm 2021, GameTeam đã được quan tâm và lựa chọn sử dụng bởi không ít các doanh nghiệp trên Việt Nam và thế giới.

Làm sao để HR có thể nâng cao KPI hiệu quả cho nhân viên? 5

Các chương trình gắn kết, cải thiện tinh thần nhân sự được GameTeam thiết kế dựa trên chính giá trị cốt lõi và văn hóa của từng doanh nghiệp. Điều này đảm bảo được tính độc đáo, mới lạ mà vẫn thân thuộc với nhóm đối tượng tham gia. Với vô vàn các thử thách đa dạng từ thể lực, trí tuệ cho đến những câu đố yêu cầu sự sáng tạo, các thành viên sẽ được thỏa sức bộc lộ năng lực bản thân.

Tìm hiểu thêm về GameTeam: https://gameteam.vn/

Sự linh hoạt chính là điểm mạnh của hình thức team building công nghệ mà GameTeam đem đến cho khách hàng. GameTeam sẽ đem đến cho khách hàng trải nghiệm gắn kết tập thể mới lạ, gia tăng thấu hiểu giữa các cá nhân thông qua các thử thách yêu cầu sự hợp tác và kết nối trong tập thể. Với tất cả những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tạo được sự thống nhất trong cấu trúc vận hành, từng cá nhân và bộ phận sẽ tiếp cận được thông điệp và định hướng của ban lãnh đạo theo hình thức tự nhiên nhất.

Bài viết trên sẽ giúp bộ phận HR mở ra nhiều góc độ mới để nhìn nhận và đánh giá về những điểm thiếu sót trong tập thể. Từ đó có thể tìm ra được vấn đề còn đang tồn tại trong chính nội bộ tập thể và nhanh chóng đưa ra được phương hướng giải quyết triệt để nhất.

Written by
Nguyễn Hòa Hiệp
View all articles
Leave a reply

Written by Nguyễn Hòa Hiệp