“Tụt giảm doanh thu”, liệu yếu tố thị trường có phải là lý do duy nhất?

3 tháng cuối năm chính là thời điểm quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào trong việc nỗ lực đạt mục tiêu kinh doanh của 12 tháng. Không ít doanh nghiệp đang phải đau đầu tìm cách giải quyết bài toán “tụt giảm doanh thu“. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kế, 101.7 nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Họ cho rằng sự tụt giảm bắt nguồn từ yếu tố thị trường. Nhưng liệu rằng thị trường có phải là nguyên nhân duy nhất?

Thị trường

Doanh nghiệp đã thành công xác định được đúng thị trường và nhóm khách hàng tiềm năng. Số lượng khách hàng của doanh nghiệp tăng đột biến và tổng doanh thu của công ty lên đến 10 chữ số chỉ trong 3 tháng vừa qua. Nhưng bỗng tháng tiếp theo doanh lại phát hiện sự tụt giảm doanh thu mức đáng báo động cho dù bộ phận marketing và bán hàng vẫn hoàn thành chính xác theo những gì đã thực hiện 3 tháng trước đó.

"Tụt giảm doanh thu", liệu yếu tố thị trường có phải là lý do duy nhất? 1

Vậy đã đến lúc để doanh phải xem xét và đánh giá lại thị trường và khách hàng của mình. Doanh nghiệp hãy nhớ rằng không có thị trường nào ổn định cả, mối quan tâm của khách hàng của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian, thị hiếu và hành vi mua hàng cũng sẽ bị tác động bởi những yếu tố từ cuộc sống xung quanh và những công ty đối thủ sẽ không phải ngoại lệ. Tất cả những điều này sẽ khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không còn ở vị trí ưu tiên trong tâm trí người tiêu dùng nữa.

Câu hỏi bây giờ chính là “Làm như thế nào để sản phẩm của doanh nghiệp có thể giành lại được vị thế và doanh nghiệp có thể kéo lại được doanh thu lý tưởng như trước đây?”. Phòng marketing sẽ phải đưa các bản nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu khách hàng và thị trường để có thể biết được biết được vấn đề, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ những thông tin này doanh nghiệp mới có thể đưa ra được quyết định tiếp theo là nên xâm nhập thị trường mới hay nâng cấp sản phẩm. Đừng ngại thay đổi thì trên thị trường không có một sản phẩm nào là hoàn hảo, tất cả đều có thể được nâng cấp để đem đến nhiều lý do mua hơn cho khách hàng.

Sự đồng bộ trong doanh nghiệp

Lần này doanh nghiệp đã tái định vị lại được sản phẩm của mình, khách hàng đã có nhiều lý do hơn để mua sản phẩm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn không đạt được những con số mà doanh nghiệp đã kỳ vọng như từng xảy ra trước đó. Nếu vậy thì doanh nghiệp phải rà soát lại về sự đồng bộ trong trong doanh nghiệp mình xem thực sự các bộ phận đã hoạt động theo cùng mục tiêu và định hướng để có thể hạn chế tụt giảm doanh thu và đạt được mục tiêu doanh số chưa.

Liệu bộ phận phát triển sản phẩm đã cải tiến theo đúng những gì marketing đã đề ra để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng? Liệu bộ phận bán hàng đã nắm được những thông tin mới cần truyền tải tới khách hàng để khơi gợi thêm nhiều lý do mua sắm? Tất cả những điều này sẽ trở thành tác nhân dẫn đến tụt giảm doanh số của doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của ExtraBrains, 42% doanh nghiệp thất bại trong giai đoạn “sinh tồn” và “mở rộng” do thiếu sự đồng bộ giữa các bộ phận.

"Tụt giảm doanh thu", liệu yếu tố thị trường có phải là lý do duy nhất? 2

Không chỉ nhằm mục đích thống nhất quy trình làm việc theo mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng bộ hóa doanh nghiệp còn giúp xây dựng được hình ảnh bền vững và thống nhất trong doanh nghiệp. Một thương hiệu có hình ảnh đồng nhất và rõ ràng sẽ gây dựng được sự tin tưởng của khách hàng, góp phần tác động đến tâm lý mua hàng và đưa ra quyết định mua sắm.

Lực lượng nhân sự

1. Hoạt động cắt giảm nhân sự

Không ít các doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm này khi phải đối mặt tụt giảm doanh thu. Ngay khi họ thấy được doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng sụt giảm doanh thu, họ lựa chọn phương pháp cắt giảm nhân sự để có thể kéo dài thời gian sử dụng quỹ doanh nghiệp.

"Tụt giảm doanh thu", liệu yếu tố thị trường có phải là lý do duy nhất? 3

Một trong các bộ phận thường bị nhắc đến mỗi khi đề cập vấn đề cắt giảm nhân sự chính là phòng marketing, bởi doanh nghiệp nghĩ rằng marketing không đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Các nhà điều hành doanh nghiệp nên nhìn nhận việc chi tiền cho marketing không phải là một khoản chi tiêu mà là sự đầu tư. Nếu có bộ phận nào trong doanh nghiệp giúp khách hàng tiếp cận được với sản phẩm và lôi kéo hành vi mua hàng thì chính phòng marketing sẽ đảm nhận nhiệm vụ đó bởi lẽ marketing khi thực hiện đúng sẽ là đối tượng trực tiếp quyết định việc doanh thu tăng trưởng hoặc giảm sút.

2. Tình trạng burnout của nhân sự

Một doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển và trước mắt là giải quyết tình trạng sụt giảm doanh thu thì yếu tố mang lại tác động không nhỏ đó xuất phát chính từ tình trạng nhân sự. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không thể yêu cầu một nhân viên phát triển và cống hiến hết năng lực của mình cho công việc nếu bản thân nhân viên không cảm thoải mái và vui vẻ. Vấn đề này lại càng lộ rõ và trở thành trở ngại vô cùng lớn của các doanh nghiệp trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19.

Yếu tố tinh thần nhân sự giảm sút do sự thiếu hụt trong hoạt động chăm sóc mối quan hệ nội bộ chính là tác nhân dẫn đến hiệu quả công việc đi xuống. Báo cáo của The Standard về sức khỏe tinh thần của người lao động cho thấy rằng:

  • 46% ứng viên tham gia khảo sát gặp các vấn đề đề về tinh thần trong thời điểm dịch bệnh.
  • 55% người lao động phản hồi rằng những vấn đề tâm lý có tác động lớn đến hiệu quả công việc của họ trong thời điểm dịch bệnh. 
  • 65% người tham gia khảo sát tụt giảm trên 10 giờ làm việc năng suất mỗi tuần do ảnh hưởng từ yếu tố tinh thần trong thời gian giãn cách.

"Tụt giảm doanh thu", liệu yếu tố thị trường có phải là lý do duy nhất? 4

 

Trên đây là ba tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và dẫn tới tụt giảm doanh thu. Nếu thị trường là yếu tố khách quan khó tác động thì sự đồng bộ và tinh thần nhân sự lại là yếu tố chủ quan có thể cải thiện nhanh chóng. Bởi vậy GameTeam ra đời nhằm mang đến giải pháp thúc đấy tinh thần nhân sự và gia tăng đồng bộ trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn cuối năm cận kề, GameTeam đã và đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng.

GameTeam khéo léo xây dựng các chương trình team building online và onsite theo giá trị cốt lõi và văn hóa của từng doanh nghiệp. Công nghệ 4.0 cùa GameTeam dễ dàng kích thích trí tò mò và sự tham gia của thành viên. Các thử thách được thiết kế bởi GameTeam không chỉ mang đến cơ hội giúp nhân sự thỏa sức bộc lộ năng lực của bản thân, mà còn lồng ghép những thông điệp mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn truyền tải. Với các chế độ chơi linh hoạt, nhân sự sẽ được rèn luyện và phát triển năng lực team work một cách tối đa, gia tăng thấu hiểu giữa nhân sự với nhau và giữa nhân sự với doanh nghiệp. Với tất cả những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tạo được sự thống nhất trong cấu trục vận hành, từng cá nhân và bộ phận sẽ tiếp cận được thông điệp và định hướng của doanh nghiệp theo hình thức tự nhiên nhất.

>> Tìm hiểu thêm về GameTeam tại đây: https://gameteam.vn/

Vấn đề tụt giảm doanh thu không phải là vấn đề riêng của bất cứ doanh nghiệp nào. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đến doanh nghiệp, từ việc hạn chế khả năng tăng trưởng, thu hút đầu tư cho đến khả năng tồn tại và trụ vững trên thị trường. Chính vì vậy nó càng nên được phân tích và đánh giá kỹ càng từ chính những người điều hành doanh nghiệp.

Bài viết trên sẽ giúp chủ doanh nghiệp, người làm điều hành mở ra nhiều góc độ mới để nhìn nhận và đánh giá về hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó có thể tìm ra được vấn đề còn đang tồn tại trong chính nội bộ tập thể và nhanh chóng đưa ra được phương hướng giải quyết triệt để nhất.

Xem thêm: https://bnews.vn/khoi-phuc-doanh-nghiep-sau-dich-dau-la-van-de-can-quan-tam/215889.html?fbclid=IwAR1CzUh59YzP5TXRvPuF82f_DRriGsfHBOsYbl3xZqCM5bqsN9-E-VZ2KLU

Written by
Nguyễn Hòa Hiệp
View all articles
Leave a reply

Written by Nguyễn Hòa Hiệp