Văn hóa công ty là thứ tài sản vô hình mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần gây dựng và phát triển. Nếu tổ chức không có kế hoạch xây dựng văn hóa rõ ràng thì giống như một người không thể xác định định hướng mục tiêu của chính mình. Vậy làm thế nào để lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền thông cho toàn bộ công ty? Quan trọng hơn hết, bạn sẽ nuôi dưỡng nó như thế nào để đạt được kết quả như mong muốn?
Hãy để bài viết sau đây trở thành kim chỉ nam dẫn lối cho các nhà quản lý trong quá trình hình thành và xây dựng văn hóa tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của tất cả các giá trị, tiêu chuẩn, niềm tin, phương thức quản lý, vận hành,… được tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đồng thuận làm theo. Văn hóa doanh nghiệp còn là sự hình thành và phát triển song song với quá trình tạo nên một tổ chức. Nó không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, quy tắc, hành vi hay thái độ của mọi nhân viên.
Mỗi doanh nghiệp từ lúc hình thành cho đến khi phát triển sẽ tạo nên những bộ giá trị tương ứng với những nền văn hóa nội bộ khác nhau, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của từng nhân viên và hướng cho họ cách làm việc vì mục tiêu chung của công ty. Qua đó ta có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và đó chính là tài sản vô giá đối với từng công ty.
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Có thể nói rằng văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Tạo dựng một nền văn hóa mạnh sẽ là lợi thế giúp cho doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. Nhưng ngược lại, nếu văn hóa doanh nghiệp không được quan tâm chú trọng đến thì đây sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn khiến cho doanh nghiệp ngày một suy yếu và nhanh chóng dẫn tới sự sụp đổ.
Motorola từng là một công ty có mức tăng trưởng nhảy vọt khiến giá trị vốn hóa thị trường của công ty đạt hơn 53 tỷ đô-la năm 2006. Nhưng khi công ty tuyển các CEO từ bên ngoài, khiến họ mất đi tinh thần khởi nghiệp, bởi mối quan tâm chuyển từ cân bằng kết quả ngắn hạn và dài hạn sang tập trung cao độ vào ngắn hạn. Việc mất đi các giá trị và văn hóa mạnh mẽ vốn từng khiến công ty trở nên vĩ đại đã khiến hàng loạt lãnh đạo cấp cao nghỉ việc. Từng là đội ngũ tốt nhất trước đây chuyển thành những nhóm rối loạn, hoạt động yếu kém.
Bên cạnh đó văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra nhiều lợi ích thiết thực liên quan tới tất cả các thành viên trong công ty:
Văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo ra môi trường làm việc thoải mái, dồi dào nguồn cảm hứng giúp cho nhân viên có thêm nhiều động lực để làm việc hiệu quả. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mình được tôn trọng và tự hào vì mình là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công của công ty.
Ngoài ra, văn hóa của doanh nghiệp còn tạo ra sức mạnh đoàn kết các thành viên trong công ty với nhau. Các thành viên sẽ cùng có những đánh giá và định hướng hành động sao cho phù hợp để giảm thiểu tình trạng phải đối mặt với tranh cãi, xung đột về một vấn đề trong công việc. Từ đó, ta có thể xây dựng một đội ngũ làm việc thống nhất và hòa hợp. Và điều lớn hơn mà doanh nghiệp nhận được chính là nuôi dưỡng được chính những thành viên tiềm năng thông qua việc gia tăng mức độ gắn kết với tập thể.
Twitter là ví dụ điển hình của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Nhân viên của Twitter luôn là những người không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời của công ty họ. Những cuộc họp tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện, môi trường giúp đỡ nhau, đặc biệt mỗi cá nhân trong công ty đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển chung. Đặc biệt, nhân viên của Twitter ở trụ sở chính tại San Francisco còn được cung cấp các bữa ăn miễn phí, các lớp dạy yoga, và các kì nghỉ không giới hạn. Và điều tuyệt vời nhất ở Twitter là các nhân viên cảm giác rằng họ đang làm việc với những người thông minh.
Ta có thể thấy xây dựng nền văn hóa đặc trưng góp phần giúp doanh nghiệp tạo những dấu ấn riêng trên thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng thêm hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh. Điều này còn đem lại nhiều lợi ích truyền thông giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả và ngày một vươn xa. Vì vậy mỗi công ty cần lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp thật hoàn hảo.
Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Theo một khảo sát của Glassdoor – nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới đã chỉ ra rằng: 77% nhân viên sẽ cân nhắc nền văn hóa của một doanh nghiệp trước khi nộp đơn ứng tuyển vào doanh nghiệp đó. Hơn thế nữa, khi đề cập đến mức độ hài lòng trong công việc, 56% người lao động cho rằng văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn cả tiền lương hàng tháng.
Hỗ trợ hoạt động xây dựng mang tính hệ thống
Để hỗ trợ hoạt động mang tính hệ thống, nhà lãnh đạo cần tập trung vào các giá trị cốt lõi của xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi sự đem đến sự cam kết đối với mục đích chung, tư duy và hành vi của mỗi nhân viên. Doanh nghiệp nên đưa ra các nguyên tắc, kỷ luật và nội quy riêng tạo nên những giá trị về tinh thần, đạo đức cho nhân viên, đồng thời cũng tạo nên hình ảnh thương hiệu và uy tín của công ty. Dưới đây là 2 tác động tiêu biểu để xây dựng hoạt động mang tính hệ thống:
Văn hóa đồng phục là cách thể hiện trên các mẫu đồng phục của từng tổ chức hay doanh nghiệp, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của tập thể. Đồng phục doanh nghiệp là sự tán đồng, hưởng ứng chung của số đông thành viên trong một tập thể. Là sự kết hợp hài hòa để biến sự khác biệt thành sự đồng thuận, nhất quán. Trong thời đại hiện nay, văn hóa đồng phục rất được coi trọng. Đồng phục trong mỗi doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là “sự lặp lại giống nhau”. Ngược lại, ẩn chứa bên trong sự “giống nhau” ấy còn rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó trở thành yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và hình thành các hoạt động mang tính hệ thống.
Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều công ty có văn hóa đồng phục tự do. Nhưng môi trường các công ty tại Việt Nam còn khá cũ, chưa hội nhập nhiều với thế giới nên quy định về trang phục công sở không được thoáng hoặc thậm chí không quan tâm. Nên hầu hết các công ty cho nhân viên ăn mặc tự do nhưng lại khắt khe bó bột trong vài kiểu lặp đi lặp lại, cũ và khá chững chắc. Hơn nữa, văn hóa đồng phục tự do sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái thể hiện phong cách cá nhân hay những nét đặc trưng riêng của họ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chú trọng vào phương thức quản lý nội bộ của mình. Việc quản lý cần nhấn mạnh vào con người là nhân tố quan trọng nhất, doanh nghiệp nên đặt trọng tâm vào việc quản lý con người. Các công cụ quản lý con người – Quản lý nhân lực (HRM) – truyền thống được sử dụng và làm mới bằng những tư tưởng quản lý nhấn mạnh đến vai trò con người trong việc thực hiện mục tiêu và ra quyết định hành động.
Đồng bộ hóa các phòng ban, cá nhân trong tổ chức
Sự đồng bộ hóa giữa con người và con người với nhau sẽ đem lại cảm giác hạnh phúc cho nhân viên và nâng cao hiệu quả công việc. Khi ấy, họ có thể làm việc với nhau dễ dàng hơn, trở nên gắn kết, gần gũi hơn. Bên cạnh đó, đồng bộ hóa sẽ giúp giảm tỷ lệ nhân sự nghỉ việc, cho phép doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các hoạt động duy trì và nâng cao năng lực cho nguồn lao động, thay vì phải liên tục tìm người cho những vị trí còn khuyết thiếu. Đem lại lợi ích lớn lao là vậy, song đồng bộ hóa trong doanh nghiệp không phải là vấn đề một sớm một chiều. Đó là cả một quá trình đòi hỏi sự cam kết, thời gian và sức lực.
Dễ dàng theo dõi được tiến độ
Lên kế hoạch xây dựng văn hóa nội bộ sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ công việc. Đây là một yếu tố quan trọng giúp tổ chức xác định được quá trình thực thi có đang bám sát mục tiêu, giám sát công việc của nhân viên chi tiết. Qua đó, nhà quản lý, lãnh đạo có thể kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh nhân lực, chi phí, thiết bị để hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, đáp ứng về số lượng và cả chất lượng của công việc.
Thay đổi khi cần thiết
Đối với nhân viên, việc tạo ra một kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ đem lại những tác động tích cực đến trải nghiệm của nhân sự. Nếu như họ được làm việc ở môi trường văn hóa lý tưởng, họ sẽ có xu hướng hạnh phúc hơn và gia tăng mức độ gắn kết với doanh nghiệp và năng suất làm việc. Ngược lại, nếu như nhân viên trong công ty cảm thấy lạc lõng với văn hóa hiện tại, họ sẽ cảm thấy áp lực, chán nản trong công việc, dẫn đến hiệu suất công việc không cao và muốn nghỉ việc.
Nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều, công ty sẽ phải xem xét đến việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Việc thay đổi văn hóa sẽ vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều yếu tố và nguyên tắc khác nhau. Vì vậy, nhà quản trị nên xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh và hiệu quả ngay từ đầu để thuận lợi hơn trong quá trình làm việc và phát triển công ty.
Các công ty nên áp dụng việc xây dựng trải nghiệm nhân viên để tạo nên nhiều lợi thế bởi trải nghiệm nhân sự có thể tác động và khơi dậy mạnh mẽ năng lực, sự sáng tạo, tri thức của nhân viên ngoài mong đợi của chính nhân viên và doanh nghiệp. Những điểm chạm này đều bị chi phối bởi văn hoá doanh nghiệp, môi trường vật lý, công nghệ. Những doanh nghiệp chú trọng và làm tốt 3 yếu tố này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều điểm chạm, nhiều trải nghiệm tích cực cho nhân viên của mình. Điều đó có thể thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp một cách thần kỳ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, trải nghiệm nhân viên Việt Nam nhìn chung dừng ở mức độ khá, chưa có phần trải nghiệm nào chạm đến mức tốt. Ngoài ra, trải nghiệm về cơ hội phát triển tiệm cận mức tệ (57%). Vì vậy, nếu muốn làm trải nghiệm nhân thì sự đầu tiên nên xác định được mục đích, đừng làm theo xu hướng, dù cực khó vì phải làm trải nghiệm cho hàng trăm hàng nghìn người thì khi có mục đích mọi thứ sẽ sáng tỏ.
Các bước lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình dài bao gồm rất nhiều bước. Hiện nay đã có rất nhiều mô hình được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu hay các tổ chức lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp cần cân nhắc mô hình nào phù hợp để áp dụng cho tổ chức của mình.
Dưới đây là các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp cốt lõi để các ban lãnh đạo tham khảo:
Đánh giá văn hóa hiện tại của công ty
Khi muốn xây dựng hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc nhìn nhận văn hóa hiện tại đang như thế nào. Việc đánh giá này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những thứ cần thay đổi hoặc không thay đổi của công ty. Từ đó đưa ra các chiến lược khác nhau nhằm hoàn thiện môi trường văn hóa và thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Xác định những giá trị cốt lõi của công ty
Để lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, việc quan trọng nhất là bạn phải xác định được những điều bạn muốn đóng góp cho công ty. Có 7 loại hình văn hóa rất phổ biến hiện nay, được phân loại dựa trên 2 tiêu chí là khả năng phản ứng trước thay đổi và sự tương tác giữa con người với con người, bao gồm 7 loại văn hóa sau:
Mô hình văn hóa Quan tâm: Các mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các thành viên trong tổ chức được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Doanh nghiệp hướng tới môi trường làm việc “hạnh phúc” thân thuộc, gắn bó. Nhân viên không những sẽ có tinh thần đồng đội cao mà còn cảm thấy thoải mái khi làm việc.
Mô hình văn hóa Mục tiêu: Đây là kiểu văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên những lý tưởng cao cả của người lãnh đạo. Nhân viên sẽ là người thực thi những mục tiêu cao cả ấy như xây dựng cộng đồng bền vững, phát triển. Các tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Facebook, Google đang làm điều ấy.
Mô hình văn hóa Học tập: Văn hóa học tập nhất định phải có nếu doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng quy mô và tồn tại lâu dài. Văn hoá này xuất phát từ người lãnh đạo. Lãnh đạo phải là người luôn đổi mới, sáng tạo và nâng chuẩn liên tục để nhân viên noi gương.
Mô hình văn hóa Chuyên chế: Nhân viên bị áp chế bởi sự kiểm soát mạnh mẽ từ phía nhà lãnh đạo. Mọi quyết định và đánh giá đều được xuất phát từ người đứng đầu. Các thành viên trong tổ chức có xu hướng cạnh tranh lẫn nhau và phấn đấu hết sức để đạt được lợi ích cá nhân của mình.
Mô hình văn hóa Trật tự: Trong bất kỳ một tổ chức nào, sự quản lý tốt luôn là nền tảng vững chắc để phát triển những hoạt động về sau. Văn hóa doanh nghiệp trật tự được hiểu chính là sự kỷ luật, các quy tắc. luật lệ mà bất cứ ai là thành viên đều phải thực hiện kể cả là người đứng đầu.
Mô hình văn hóa Kết quả: Mục đích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tập trung những con người phù hợp thực thi những mục tiêu, chính sách mà tổ chức đã đặt ra. Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là kiếm được tiền, tạo ra lợi nhuận. Do vậy thành tích và chiến thắng được thể hiện bằng những con số.
Mô hình văn hóa Tận hưởng: Làm việc theo kiểu tận hưởng có nghĩa là mọi người có xu hướng làm những gì họ cảm thấy yêu thích và hạnh phúc. Cả lãnh đạo và nhân viên đều tạo ra không khí sôi nổi, hào hứng.
Hãy lựa chọn kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ các đặc điểm riêng và mong muốn của công ty bạn. Đồng thời phải phù hợp với chiến lược cũng như tầm nhìn của công ty. Đối với các công ty đa quốc gia, mỗi chi nhánh cần lựa chọn các giá trị phù hợp với từng nền văn hóa đặc trưng của nước đó.
Lập kế hoạch hành động và triển khai
Sau khi xác định văn hóa lý tưởng dành cho công ty là gì, việc tiếp theo bạn cần làm là đưa ra 1 bản kế hoạch hành động cụ thể bao gồm các giai đoạn chính như mốc thời gian, mục tiêu, người đảm nhiệm,… Thông thường, một nhóm hoặc một phòng ban cố định sẽ có trách nhiệm đảm đương kế hoạch phổ biến và triển khai hành động.
Trong những giai đoạn đầu, các quy định chung sẽ được công ty gửi đến từng nhân viên qua nhiều hình thức như trò chuyện, họp mặt, gửi tài liệu hay tổ chức sự kiện văn hóa,… Việc này sẽ giúp nhân viên ghi nhớ các giá trị cốt lõi cũng như hiểu được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của công ty. Từ đó sẽ hình thành nên thói quen, niềm tin theo đúng các giá trị văn hóa công ty đề ra. Đồng thời, nếu có đủ chi phí, doanh nghiệp nên cân nhắc điều chỉnh thiết kế văn phòng nội thất, trang trí, đồng phục sao cho phù hợp nhất với môi trường văn hóa mới.
Luôn duy trì và cởi mở trong việc trao đổi thông tin
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Trong quá trình xây dựng, mỗi giai đoạn cần được nhìn nhận, đánh giá thường xuyên về các giá trị và cách thức có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Việc lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, tuy nhiên để văn hóa trở nên ổn định và tỏa sáng thì cần sự đóng góp cũng như duy trì của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Ngày nay, các sự kiện team building, company retreats,… đang được các công ty vô cùng ưa chuộng bởi các hoạt động giải trí giúp xây dựng sự tin cậy, gần gũi giữa các nhân viên với nhau, mọi người sẽ hòa hợp hơn, văn hóa cũng trở nên vững mạnh hơn. Thông qua các hoạt động tập thể, doanh nghiệp có thể thường xuyên thực hiện khảo sát sau các hoạt động văn hóa, team building,… để thu thập ý kiến và đề xuất của nhân viên để văn hóa công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuyển dụng đúng người bạn cần
Bạn có thể không tuyển được người giỏi nhất, nhưng hãy tuyển người phù hợp nhất. Ứng viên dẫu có năng lực tốt đến mấy nhưng không phù hợp với môi trường văn hóa thì không thể phát huy được hết khả năng mà họ có.
Một cách đơn giản để tìm hiểu xem liệu một người có phù hợp với văn hóa công ty không đó chính là mời ứng viên tham gia các hoạt động bonding cùng mọi người. Trong một môi trường thư thái, phải tiếp xúc với nhiều người, con người sẽ thường bộc lộ nhiều tính cách của họ hơn.
Mời bạn xem thêm bài viết: https://news.gameteam.vn/tong-hop-cac-tro-choi-bonding-online-gan-ket-thanh-vien-o-xa/
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ tuyển những người có một nhóm tính cách nhất định. Thay vào đó hãy tìm kiếm sự đa dạng. Nếu thiếu đi sự đa dạng, mọi thứ sẽ trở nên kém linh hoạt và đa dạng hơn nhiều. Hơn nữa những góc nhìn đa chiều của nhân viên sẽ giúp bạn nhìn nhận, đánh giá thị trường tốt hơn. Đây cũng là nguồn input khá dồi dào để bạn đưa ra những quyết định quan trọng trong quá trình phát triển và gây dựng công ty.
Người bạn đồng hành đắt giá của các doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp sẽ phát triển ngay cả khi không có ý kiến của bạn, nhưng nếu không lên kế hoạch cụ thể để xây dựng văn hóa trước thì nó có thể phát triển một cách không lành mạnh, không hiệu quả.
Hiểu được những vấn đề mà ban lãnh đạo đang gặp phải, GameTeam được ra đời với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp định hình bản thân trong quá trình xây dựng văn hóa. Với nền tảng ứng dụng hiện đại này, chúng tôi sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc gây dựng văn hóa nội bộ một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, sự linh hoạt chính là điểm mạnh mà GameTeam sẽ đem đến cho khách hàng. App công nghệ này sẽ mang lại cho người dùng những trải nghiệm gắn kết nội bộ, gia tăng hiệu quả giữa các cá nhân thông qua các thử thách mà GameTeam đem lại. Với tất cả những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tạo được sự thống nhất trong cấu trúc vận hành, từng cá nhân và bộ phận phòng ban sẽ được tiếp cận với các thông điệp và định hướng của ban lãnh đạo một cách dễ dàng nhất.
Hơn nữa, thông qua các hoạt động game team building online trên ứng dụng, toàn bộ nhân viên sẽ được đồng nhất về vai trò và nhiệm vụ để có thể cùng hướng tới các mục tiêu chung. Đây cũng là hình thức để công ty nâng cao trải nghiệm nhân viên, đồng thời thu hút và giữ nhân tài.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp quả là chiến lược cạnh tranh không thể thiếu trong thời đại hiện nay; tuy nhiên nó không phải tự nhiên mà có. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn tìm ra hướng đi cụ thể trong việc xây dựng văn hóa đặc trưng cho công ty mình.