Kịch bản team building cho sinh viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần tạo nên thành công cho buổi hoạt động tập thể. Vậy cần làm gì để có kịch bản chặt chẽ, hấp dẫn? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một vài ý tưởng kịch bản chi tiết và có thể áp dụng ngay lập tức..
Kịch bản tổ chức team building dành cho sinh viên là gì?
Kịch bản là bản kế hoạch bao quát toàn bộ cho một chương trình, bao gồm các hạng mục như: timeline, nội dung, người phụ trách,… được sắp xếp theo thứ tự thời gian, không gian theo quá trình thực hiện một chương trình team building.
Kịch bản chương trình team building nhằm phục vụ công tác điều phối, quản lý sự kiện. Đồng thời những người được phân công nhiệm vụ sẽ có trách nhiệm với công việc được giao, đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ.
Mẫu kịch bản tổ chức team building cho sinh viên
Các hoạt động phần này chủ yếu hướng đến các hoạt động tập thể, gắn kết mọi người với nhau, xóa tan khoảng cách ban đầu và tạo sự tương tác giữa MC và người chơi.
Chia nhóm chơi
Bạn hãy chia đội ngẫu nhiên để cân bằng số lượng nam và nữ. Điều này sẽ giúp các thành viên kết nối với nhau tốt hơn.
Bắt đầu một chương trình xây dựng nhóm
Thông qua các hoạt động team building, người chơi sẽ cảm thấy nhiều năng lượng và hào hứng hơn trước khi tham gia các hoạt động chính thức và thử thách vận động.
Tổng kết, chụp ảnh lưu niệm
Tổng kết và chụp ảnh lưu niệm là một phần không thể thiếu trong việc lưu giữ những khoảnh khắc cho các bạn sinh viên. Đây là lúc các bạn trẻ có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của mình trong cuộc đời sinh viên. Đừng quên chọn góc chụp rộng từ trên cao để có thể lấy toàn bộ logo, hoặc hình ảnh gắn liền với các bạn sinh viên nhé!
Thiết kế kịch bản trò chơi team building
Để chương trình team building diễn ra thành công và tạo sự cuốn hút cho người chơi, các trò chơi cần có sự liên kết với nhau theo một danh sách trò chơi team building cho sinh viên.
Kịch bản team building cho sinh viên của một chương trình thông thường sẽ được chia thành 4-5 trò chơi. Mỗi trò chơi sẽ có một tên gọi riêng, mục đích, ý nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung là sự gắn kết, phù hợp với chủ đề và thông điệp của chương trình.
Cuộc đua ngựa chiến
Trò chơi “Cuộc đua ngựa chiến” là một trò chơi đòi hỏi tinh thần đồng đội rất cao. Người chơi phải bật nhảy sao cho thật khéo để có thể cùng đồng đội về tới đích.
Đạo cụ: Ngựa bằng phao hơi
Cách chơi:
- Mỗi lượt di chuyển sẽ có 2 thành viên ngồi trên lưng ngựa. Khi có hiệu lệnh bắt đầu người chơi cùng nhau bật nhảy ngựa từ vạch xuất phát đến vạch đích.
- Khi tới đích, 1 thành viên sẽ ở lại, 1 người ôm ngựa chạy về cho nhóm tiếp theo.
- Đội nào ôm ngựa về trước sẽ giành chiến thắng.
Kéo co
Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là một môn thể thao không chỉ dùng sức mà phải dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Vì sự tiện lợi và dễ dàng của kéo co mang lại nên nó được ưa chuộng và thường xuyên được tổ chức rộng rãi trong các chương trình team building.
Đạo cụ: Dây thừng dài
Cách chơi:
- Chia số lượng người tham gia thành 2 đội với số lượng người chơi bằng nhau.
- Hai đội vào vị trí và chuẩn bị cầm hai đầu dây, đứng xen kẽ nhau.
- Hai đội bắt đầu dùng hết sức kéo về dây phía mình sau tiếng còi hiệu lệnh.
- Đội nào kéo được điểm chính giữa về qua vạch mốc của đội mình thì đội đó giành chiến thắng.
Truyền tin
“Truyền tin” là trò chơi giúp tăng cường khả năng phối hợp đồng đội và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Truyền tin là trò chơi vận động tại chỗ, tuy nhiên thường có số lượng lớn các thành viên, vì vậy nên chọn không gian rộng rãi, thoáng mát, đủ chỗ cho tất cả người chơi.
Đạo cụ:
Chuẩn bị các mảnh giấy nhỏ ghi thông tin cần truyền đạt sẵn, số lượng mảnh giấy mỗi lượt chơi bằng số hàng tham gia chơi.
Để tạo thú vị cho trò chơi, sử dụng các câu truyền tin dài, có âm, vần khó đọc 1 chút sẽ làm trò chơi hấp dẫn hơn, nhưng cũng đừng quá phổ thông. Ví dụ:
1. Con lươn nó luồn qua lườn
2. Ông bụt ở chùa bùi cầm bùa đuổi chuột
3. Con cá rô rục rịch trong rổ réo róc rách
4. Con cá mòi béo để gốc quéo cho mèo đói ăn
5. Chị nhặt rau rồi luộc em nhặt rau luộc rồi
6. Nói năng nên luyện luôn luôn.
7. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ
8. Lúa nếp là lúa nếp làng; Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê
9. Đầu làng Bông, băm măng, bát mắm. Cuối làng Bông bát mắm, băm măng.
10. Luộc hột vịt lộn luộc lộn hột vịt lạc.
Cách chơi:
- Chia người chơi thành các hàng, mỗi hàng có số lượng người chơi bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một khoảng. Mỗi đội cử một người đầu tiên của hàng lên nhận lệnh từ BTC.
- BTC đưa cho mỗi người nhận lệnh một tờ giấy. Người nhận lệnh mỗi đội có 10 giây để ghi nhớ cụm từ trong giấy rồi trả lại quản trò. Sau 10s, người nhận lệnh mỗi đội sẽ trở về đầu hàng để chuẩn bị truyền tin (nhưng chưa được truyền tin).
- Khi có hiệu lệnh “ Truyền tin” của BTC, người nhận lệnh mỗi đội nhanh chóng nói nhỏ thông tin vào tai của người chơi thứ 2 của đội mình trong 5 giây.
- Người thứ hai tiếp nhận thông tin và truyền tin tiếp theo tới người thứ 3. Cứ như vậy cho đến người cuối cùng.
GameTeam – Kịch bản hoàn hảo cho các chương trình team building
Team building 4.0 là sản phẩm hoàn hảo của sự sáng tạo và công nghệ tân tiến không ngừng phát triển. Một trong những outing app nổi bật trong xu hướng team building công nghệ chính là GameTeam.
GameTeam sẽ lên kịch bản, cung cấp giải pháp tổ chức chương trình với hình thức mới lạ và vô cùng độc đáo. Mỗi kịch bản của tựa game là điểm nổi bật, khác xa với những đối thủ khác trong thị trường. Mẫu kịch bản sẽ được thiết kế riêng cho từng chương trình nên bạn sẽ không phải lo lắng bị “đụng” thiết kế với các chương trình khác đâu nhé!
Đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm một vài ý tưởng kịch bản hấp dẫn để tổ chức ngày hội building mang đậm phong cách của sinh viên: tươi trẻ, mới lạ, độc đáo… rồi đúng không nào?