Sau 2 năm chiến đấu với dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã liên tục thay đổi để thích nghi với sự bất ổn từ hiệu ứng VUCA gây nên. Định nghĩa “trạng thái bình thường mới” đã dần trở thành khái niệm quen thuộc của toàn xã hội nói chung và các tổ chức trên thế giới nói riêng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, gia tăng tốc độ phục hồi trở thành mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp song việc đảm bảo an toàn y tế và yêu cầu chống dịch vẫn là nhiệm vụ cần được chú trọng. Trạng thái mới đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trong các công ty, đây cũng trở thành vấn đề của không ít người làm quản trị nhân sự trong công tác xây dựng trải nghiệm nhân viên khi mối quan tâm của lực lượng lao động trở nên thực tiễn hơn.
Chân dung nhân sự trong trạng thái mới
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra không ít những tác động tiêu cực đến trải nghiệm nhân sự trong thời điểm này. Từ thay đổi về môi trường và điều kiện làm việc cho đến những rào cản trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, tất cả trở thành nguyên nhân đẫn đến sự sụt giảm trong chất lượng nhân sự.
Báo cáo về trải nghiệm nhân sự mang tên “Tác động của đại dịch Corona tới trải nghiệm nhân sự” thực hiện bởi WTW đã cho ta thấy những con số sau:
- 92% nhân sự tham gia khảo sát rơi vào trạng thái lo âu trong thời điểm dịch bệnh, trong đó 55% đang trải qua mức độ lo âu ở mức độ trung bình đến cao.
- 70% nhân sự khảo sát cho biết họ bị xao nhãng khỏi công việc bởi tình hình dịch bệnh, 26% nhóm đang ở mức độ trung bình đến cao.
- 61% nhân sự khảo sát gặp vấn đề về tài chính song chỉ 46% cho biết doanh nghiệp của họ tạo điều kiện để nhân viên có thể hưởng phúc lợi trong thời điểm nêu trên.
Những mối lo về mức độ đảm bảo công việc lẫn tài chính đã vô hình biến thành áp lực nặng nề lên tinh thần nhân sự. Tuy vậy vấn đề trên có thể phần nào giải quyết khi toàn bộ hoạt động của xã hội trở về trạng thái bình thường. Lúc này mối quan tâm về sức khỏe mới chính là điều mà lực lượng lao động thực sự chú trọng. Đây sẽ là điểm các nhà quản trị cần lưu tâm trong kế hoạch xây dựng trải nghiệm nhân viên của mình.
Song, việc chú tâm vào sức khỏe của nhân sự cũng trở thành xu hướng đầu tư của phần đa các tổ chức trên thế giới. Kể từ thời gian đầu của đại dịch đến nay, ngân sách mà các tổ chức chi tiêu cho vấn đề sức khỏe và nâng cao nhân sự tăng 5% mỗi năm (theo báo cáo IDC 2019). Chính những thay đổi như vậy đã góp phần giúp xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí bộ phận lao động.
Một trong những hiện trạng mà HR có thể dễ dàng quan sát chính là tỷ lệ chuyển đổi công việc chuyển đổi đột biến trong thời gian dịch bệnh. Điều này tương đương với sự thay đổi trong quy trình onboarding nhân sự mới. Khác hẳn với trước đây, thành viên mới sẽ được trực tiếp trải nghiệm, thích nghi với văn hóa và môi trường làm việc của tổ chức thì đại dịch đã khiến các doanh nghiệp phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa.
Có thể vấn đề chưa phát sinh tại thời điểm work from home nhưng quay lại làm việc tại trạng thái bình thường mới sẽ đưa nhân sự vào tình huống thay đổi môi trường làm việc đột ngột. Từ đây có thể phát sinh ra không ít các vấn đề tác động trực tiếp đến trải nghiệm nhân viên tại công ty, một trong số đó chính là khả năng tái hòa nhập và giao tiếp với tập thể.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên trong điều kiện và thay đổi mới
1. Chú trọng vào việc đảm bảo an toàn và toàn diện của nhân sự:
Để có thể triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả thì lực lượng lao động chất lượng sẽ là một trong trong các yếu tố tiên quyết. Đối với nhóm nhân sự phải tiếp xúc với khách hàng nhiều hoặc làm việc tại các phân xưởng thì sẽ cần thực hiện một vài thay đổi về quy trình làm việc, cơ sở hạ tầng và phương thức theo dõi sức khỏe. Còn với nhóm nhân sự từ xa, nhà quản trị cần phải nắm rõ được điều kiện cần thiết hỗ trợ nhân viên làm việc một cách hài hòa. Bên cạnh đấy, nhân sự cũng cần thiết được cung cấp các công cụ và sự hỗ trợ từ leader để có thể thiết lập được môi trường hợp tác lý tưởng.
Một trong các kỹ năng cần thiết trong quá trình nâng cao trải nghiệm của nhân viên tại công ty chính là tư duy thiết kế (Design Thinking) của lãnh đạo. Chủ động lắng nghe và trao đổi đóng góp, nguyện vọng của nhân sự nắm vai trò vô cùng quan trọng trong việc đồng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng. Quá trình này cũng yêu cầu nhà quản trị phải thường xuyên theo dõi thực tế để nắm bắt được chính xác kì vọng, nhu cầu cũng như vấn đề nhân sự đang gặp phải để có thể nhanh chóng điều chỉnh phương án hài hòa lợi ích giữa cá nhân và doanh nghiệp.
2. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp:
Đại dịch Covid đã khiến các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi cơ cấu và hình thức làm việc sang trực tuyến để có thể duy trì hoạt động. Xuyên suốt thời gian giãn cách, làm việc từ xa dường như đã tồn tại và phát triển vượt ra khỏi định nghĩa về phương án đối phó với Covid, trở thành xu hướng và lựa chọn của không ít các doanh nghiệp trên thế giới.
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC, số liệu đã phản ánh 52% nhà quản trị cho biết họ muốn áp dụng làm việc từ xa thành một lựa chọn dài hạn cho nhân sự khi điều kiện khả thi nhất. Tuy vậy điều này sẽ phát sinh sự hoài nghi, không chắc chắn về giá trị bản thân của nhân sự đối với doanh nghiệp. Những chính sách và chiến lược xây dựng văn hóa tích cực thể hiện mối liên kết và sự quan tâm của lãnh đạo tới lực lượng lao động sẽ thực sự cần thiết được phát triển. Những văn hóa tích cực này sẽ cần được lan rộng khắp doanh nghiệp, chính vì vậy những cá nhân có mối quan hệ và nhận diện tốt trong tập thể sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng nên sự tự hào của nhân sự về tổ chức cũng như các thói quen tốt tại chính nơi mọi người làm việc.
Sự thẳng thắn chính là chìa khóa chính cần được đề cao trong chiến lược xây dựng trải nghiệm nhân viên. Nhân sự được cung cấp và tiếp cận với thông tin đầy đủ về mọi vấn đề đang xảy ra trong nội bộ tổ chức sẽ hiểu được tầm quan trọng của bản thân cũng như trách nhiệm của mình với doanh nghiệp. Từ đây mà mối liên kết giữa lực lượng lao động với lãnh đạo và công ty sẽ được củng cổ và gia tăng đáng kể. Song nhà quản trị cũng cần lắng nghe phản hồi và quan điểm từ chính nhân sự bằng việc khuyến khích đóng góp ý kiến trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào tác động đến tập thể.
Vucation – giải pháp xây dựng trải nghiệm nhân viên 2022
Đi cùng với khái niệm về trạng thái “bình thường mới” thì VUCA cũng chính là thuật ngữ miêu tả chính xác những gì thế giới đang trải qua sau 2 năm chiến đấu với đại dịch. Sự bất ổn và biến đổi khó lường đã đặt thế giới vào trạng thái mới bắt buộc phải thích nghi để có thể khôi phục sau đại dịch. Song song với mục tiêu phát triển kinh tế đa ngành thì việc đảm bảo an toàn y tế phòng chống dịch vẫn là yêu cầu mà xã hội cần lưu tâm.
Một cách vô hình đây trở thành rào cản của HR trong việc tìm ra phương án phù hợp cho chiến lược gắn kết nhân sự và nâng cao trải nghiệm nhân sự. Vucation từ đấy đã được ra đời bằng sự kết hợp của 2 định nghĩa “vacation” và “VUCA” với sự dự đoán về sự bùng nổ của giải pháp chuyển đổi số tối ưu cho doanh nghiệp. Khái niệm này mở ra hình thức nâng cao EX thông qua các chuỗi hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phối hợp và thích nghi với hoàn cảnh. Đây sẽ là cơ hội tổ chức có thể mở rộng sự kết nối, thúc đẩy xây dựng các mối quan hệ tích cực nội bộ song song việc nâng cao sự toàn diện của nhân sự với những kỹ năng cần thiết trong thời đại mới.
GameTeam – ứng dụng team building 4.0 kiểu mới sẽ trở thành phương án tối ưu giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp trong trạng thái mới. Với những chương trình được thiết kế và xây dựng riêng biệt phù hợp văn hoá của từng doanh nghiệp, đem lại trải nghiệm gần gũi và thân thuộc cho các thành viên. Môi trường làm việc lý tưởng tương tự môi trường văn phòng cũng được hình thành bằng hình thức khuyến khích hoạt động giao tiếp cơ bản giữa các thành viên.
Cũng như nhân sự, mối quan tâm đặc biệt của nhà quản trị trong thời điểm này là làm sao để đảm bảo an toàn sức khỏe. Khi các ca nhiễm Covid-19 trở nên khó lường trong xã hội, việc tổ chức những hoạt động giao lưu và trao đổi trực tiếp cho tập thể lớn trở nên hết sức khó khăn. GameTeam sẽ là giải pháp tối ưu của doanh nghiệp trong việc kết nối nhân sự và gia tăng mức độ gắn kết giữa các thành viên. Công nghệ tân tiến vừa là điểm nổi trội, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đảm bảo được hoạt động tương tác đa chiều của người chơi nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chí không tiếp xúc, duy trì sự an toàn chống lây nhiễm Covid-19.
Cùng tìm hiểu thêm về GameTeam: https://gameteam.vn/