Không còn là khái niệm quá mới mẻ với những người làm quản trị hay lãnh đạo, VUCA ám chỉ trạng thái mới của thế giới đa cực và biến động. Đứng giữa trạng thái bất ổn và phức tạp của thế giới, doanh nghiệp chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những hiệu ứng tiêu cực mà VUCA gây ra. Một trong các chủ đề nên được các nhà quản trị ưu tiên hàng đầu chính là trải nghiệm của nhân viên trong trạng thái mới.
VUCA và tác động từ Covid-19
Được công bố vào đầu những năm 90, VUCA được biết đến là khái niệm mô tả trạng thái bất ổn của thế giới, bao gồm các yếu tố:
- Volatility (Biến động).
- Uncertainty (Không chắc chắn).
- Complexity (Phức tạp).
- Ambiguity (Mơ hồ).
Tất cả những vấn đề trên đều phản ánh thực trạng của thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 cũng chính là minh chứng rõ rệt về tác động của tình trạng VUCA lên sự vận hành chung của xã hội.
Một lần nữa thế giới lại rơi vào tình trạng VUCA với những ảnh hưởng tiêu cực mà Covid-19 gây nên lên mọi mặt trong đời sống làm việc của con người. Trong một khảo sát được thực hiện bởi Học viện Khoa học Quốc gia Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với sự tham gia của 5.800 doanh nghiệp đã phản ánh chính xác thực trạng và hệ quả của Covid-19 lên hoạt động của nhóm SMEs. (doanh nghiệp vừa và nhỏ).
- Chỉ sau vài tuần kể từ khi đại dịch bùng phát, các doanh nghiệp đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự hàng loạt hoặc thậm chí ngưng hoạt động: có tới 43% phải tạm thời đóng cửa với nguyên do đến ảnh hưởng của Covid-19. Báo cáo cho biết trung bình mỗi doanh nghiệp đã cắt giảm 39% lực lượng nhân sự kể từ tháng 1/2020. Tại một số khu vực nhất định thì lượng công ty phải đóng cửa lên tới 54% cùng với lượng nhân sự cắt giảm tăng lên 47%.
- Nguy cơ dừng hoạt động của các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến thời gian xảy khủng hoảng xảy ra và sự gián đoạn bắt nguồn từ tác động của Covid-19: phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đều chỉ ra nguyên do chính dẫn đến tình trạng này là hệ quả của chuỗi cung ứng đứt gãy. Bên cạnh đấy, đại dịch bùng nổ cũng tác động mạnh mẽ đến mối lo âu về sức khỏe của lực lượng nhân viên.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với vấn đề về tài chính: với nhóm công ty quy mô trung bình có khoản chi tiêu hàng tháng xấp xỉ 10.000$ thì ngân sách dự phòng chỉ còn đủ duy trì hoạt động trong vòng 2 tuần. 75% công ty có trong nghiên cứu chỉ còn quỹ dự phòng đủ cho việc duy trì hoạt động trong 2 tháng hoặc thấp hơn.
- Đa số doanh nghiệp tính toán phương án nhận quỹ hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ và đảm bảo an ninh kinh tế.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên trong thế giới VUCA
1. Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng
Để có thể sinh tồn và tiếp tục hoạt động trong thế giới VUCA, các công ty sẽ phải liên tục đổi mới mô hình vận hành trong thời gian đại dịch diễn ra. Với mục tiêu tối ưu hoá và làm việc một cách hiệu quả thì nguồn lực giúp tái đánh giá và cơ cấu lại bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp thực sự cần thiết. Vậy làm sao để các tổ chức có thể thực hiện được từng này công việc trong thời gian ngắn?
Nâng cao chất lượng nhân sự qua hoạt động tuyển dụng và đào tạo chính là chiến lược cấp thiết tại thời điểm khủng hoảng. Song song việc thay đổi hình thức làm việc trực tuyến để thích nghi với tình hình chung của cộng đồng thì việc áp dụng công nghệ trong công tác quản lý và tổ chức đã trở thành xu hướng chung của toàn thế giới. Chính vì vậy công nghệ trở thành công cụ đắc lực trong việc tuyển dụng và đánh giá nhanh chóng, chính xác hiệu quả của lực lượng nhân sự trong xu hướng 2022.
Sự bùng nổ của đại dịch đã khiến các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân sự hàng loạt. Đồng thời, điều này tương đương với áp lực trên nhân viên gia tăng bởi lẽ khối lượng công việc có thể giữ nguyên, thậm chí lớn hơn nhưng nguồn nhân lực thu hẹp. Khi tất cả các hình thức giải tỏa căng thẳng như hoạt động ngoài trời, giao lưu và gặp mặt bị hạn chế, nhân sự rất dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ về tinh thần, tác động tiêu cực đến mức độ gắn kết và hài lòng với công việc.
2. Gia tăng năng suất và mức độ gắn kết của nhân sự
Nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phục hồi và tăng trưởng của doanh nghiệp. Song những nhà quản trị cũng cần thiết tập trung xây dựng kế hoạch sử dụng nhân lực một cách tối ưu để đảm bảo sự gắn kết công việc của từng cá nhân.
Tuy làm việc từ xa là hình thức được đa phần các tổ chức lựa chọn để duy trì hoạt động trong thời điểm Covid-19 nhưng đây cũng trở thành thách thức của nhân sự trong việc cân bằng cuộc sống làm việc và cuộc sống tại nhà. Thời gian làm việc linh hoạt có lẽ là hiện tượng chúng ta dễ dàng quan sát được tại đa phần các doanh nghiệp trong thời điểm Covid-19. Trên thực tế, 86% nhân sự được phỏng vấn trong khoảng thời gian này cho biết bản thân họ khó có thể xác định được lịch làm việc của chính mình, điều này đã trở thành thách thức của họ trong việc xây dựng thời gian biểu cụ thể để có thể tách biệt giữa thời gian cho công việc chung và thời gian cho việc cá nhân.
Đặc biệt với những nhân sự đã có gia đình, việc phân định rõ ràng giữa trách nhiệm tại tổ chức và trách nhiệm tại gia đình trở thành áp lực với họ trong hoàn cảnh mới. Cùng với dịch vụ công thì những cơ sở giáo dục cũng phải tạm thời đóng cửa, khiến nhóm nhân sự có gia đình còn phải gánh thêm trách nhiệm trong việc đảm bảo được môi trường ổn định cho con cái tại nhà. Lúc này nhân sự sẽ bị đặt vào hoàn cảnh phải kéo dãn thời gian biểu để có thể hoàn thành mọi việc.
Tình trạng trên có thể được giải quyết bằng kế hoạch sử dụng nhân sự và phân chia nhiệm vụ một cách khoa học dựa trên năng lực của từng thành viên. Phương pháp A/B Testing sẽ là phương án lý tưởng mà nhà quản trị hiện đại có thể áp dụng trong công tác giao việc và xây dựng nhiệm vụ. Phương thức này yêu cầu nhà quản trị cần giám sát và đánh giá liên tục trong giai đoạn đầu để có thể kịp thời đưa ra thay đổi cần thiết trong khối lượng công việc trên cá nhân.
Ngoài ra, người làm HR cũng có thể sử dụng các công cụ thu thập phản hồi từ nhân sự trong quá trình A/B Testing để có góc nhìn chân thực và sâu sắc hơn về những vấn đề đang xảy ra trong nội bộ. Các chỉ số như TTR (thời gian giải quyết vấn đề) và FCR (tỷ lệ giải quyết triệt để vấn đề trong lần hỗ trợ đầu tiên) sẽ góp phần tác động đến trải nghiệm của nhân viên. Trải nghiệm nhân viên tích cực là yếu tố không thể thiếu để có thể đạt được mục đích gia tăng mức độ gắn kết của nhân sự.
3. Chú tâm đầu tư nâng cao sức khỏe và sự toàn diện
Đại dịch Covid-19 đã đem đến một bối cảnh xã hội hoàn toàn khác lạ, khiến cho các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi với điều kiện chung. Khi mọi giá trị cùng kì vọng trước đây của cá nhân và doanh nghiệp không còn tính thực tiễn với tình hình thì sức khỏe tinh thần trở thành lĩnh vực được nhà quản trị cần dành sự chú trọng đặc biệt. Tình trạng VUCA đã tác động ít nhiều đến từng cá nhân theo các cách khác nhau cùng với hiện tượng căng thẳng và lo âu kéo dài tăng dần qua thời gian.
Chúng ta phải công nhận sự thật rằng tâm lý của lực lượng lao động là yếu tố chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng. Nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của The Standard sẽ đưa ra cho chúng ta những con số phản ánh lại thực trạng đang xảy ra trong các tổ chức tại thời điểm nêu trêu.
- 46% đối tượng nghiên cứu gặp các vấn đề về tinh thần trong thời điểm diễn ra đại dịch
- 55% người lao động phản hồi rằng những vấn đề tâm lý có tác động lớn đến hiệu quả công việc của họ trong thời điểm dịch bệnh.
- 65% người tham gia khảo sát tụt giảm trên 10 giờ làm việc năng suất mỗi tuần do ảnh hưởng từ yếu tố tinh thần trong thời gian giãn cách.
Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về tình hình thực tế của người lao động trong khủng hoảng, WTW đã thực hiện báo cáo trải nghiệm của nhân viên mang tên “Tác động của đại dịch Corona tới trải nghiệm nhân sự”. Số liệu đúc kết đã phản ánh như sau:
- 92% nhân sự tham gia khảo sát rơi vào trạng thái lo âu trong thời điểm dịch bệnh, trong đó 55% đang trải qua mức độ lo âu ở mức độ trung bình đến cao.
- 70% nhân sự khảo sát cho biết họ bị xao nhãng khỏi công việc bởi tình hình dịch bệnh, 26% nhóm đang ở mức độ trung bình đến cao.
- 61% nhân sự khảo sát gặp vấn đề về tài chính song chỉ 46% cho biết doanh nghiệp của họ tạo điều kiện để nhân viên có thể hưởng phúc lợi trong thời điểm nêu trên.
Bên cạnh những mối lo ngại về công việc, hoạt động chi trả cho cuộc sống thì lực lượng lao động còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần trong bối cảnh dịch bệnh tiếp diễn. Chính vì vậy, với vai trò của đội ngũ lãnh đạo, bạn cần thiết phải nắm bắt được những vấn đề đang tồn tại trong nội bộ một cách nhanh chóng và chính xác để đưa được phương án đối phó phù hợp.
Kể từ thời gian đầu của đại dịch đến nay, ngân sách mà các tổ chức chi tiêu cho vấn đề sức khỏe và nâng cao nhân sự tăng 5% mỗi năm (theo báo cáo IDC 2019). Tập trung đầu tư cải thiện sức khỏe chính là chủ đề không thể thiếu trong chiến lược nâng cao trải nghiệm của nhân viên của phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới. Chính những thay đổi như vậy đã góp phần giúp xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí bộ phận lao động.
Nâng cao trải nghiệm nhân viên với Vucation
Kể từ khi đại dịch bùng nổ, lực lượng lao động trở thành nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất từ những hiệu ứng tiêu cực Covid-19 gây nên. Chính vì vậy xây dựng trải nghiệm nhân viên trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển của phần đa các doanh nghiệp trên thế giới.
Những hoạt động như gắn kết tập thể, khuyến khích giao lưu và trao đổi cùng với những workshop rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm thường là lựa chọn của các tổ chức trong việc cải thiện khả năng kết nối, làm việc của thành viên nội bộ. Nhưng tất cả hình thức trên đã bị trì hoãn do ảnh hưởng của đại dịch cùng với sự đóng cửa của hàng loạt dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sự thay đổi bất chợt như vậy đã để lại không ít các hệ lụy tới trải nghiệm con người cũng như trải nghiệm của nhân viên.
Bắt nguồn từ thuật ngữ VUCA nhằm ám chỉ trạng thái thế giới đa cực và bất ổn, Vucation là sự kết hợp tiếng Anh giữa “VUCA” và “vacation” (mang nghĩa Tiếng Viêt là “kì nghỉ”). Vucation sẽ trở thành phương án không thể thiếu của các nhà quản trị trong chiến lược hướng đến trải nghiệm nhân sự khi mọi hoạt động thường ngày dường như đã bị trì hoãn. Khái niệm này mở ra hình thức nâng cao trải nghiệm nhân sự thông qua các chuỗi hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phối hợp và thích nghi với hoàn cảnh. Đây sẽ là cơ hội tổ chức có thể mở rộng sự kết nối, thúc đẩy xây dựng các mối quan hệ tích cực nội bộ song song việc nâng cao sự toàn diện của nhân sự với những kỹ năng cần thiết trong thời đại mới.
Một trong các mối quan tâm lớn của nhân sự khi làm việc trong đại dịch chính là sự an toàn về y tế và đảm bảo sức khỏe. Sẽ thật khó để có thể tổ chức những hoạt động mà các thành viên có thể trải nghiệm hoàn toàn khi sử dụng hình thức trực tuyến bởi hành vi cơ bản trong giao tiếp đã bị hạn chế bởi rào cản về địa lý và thời gian. Vậy làm sao để nhà quản trị có thể gia tăng mức độ gắn kết của nhân sự trong trạng thái VUCA?
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã trở thành điều kiện lý tưởng để công nghệ chứng minh vai trò của mình trong cuộc sống làm việc và sinh hoạt của con người. Đồng thời đây cũng là chất xúc tác tạo nên sự phát triển bùng nổ của công nghệ chuyển đổi số những năm gần đây. Vô vàn các ứng dụng được ra đời để hỗ trợ con người nâng cao trải nghiệm cuộc sống. Với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay thì chắc chắn người làm quản trị cần thiết phải nhanh thích nghi để có thể đáp ứng được với những mong muốn và thay đổi của nhân sự.
GameTeam sẽ trở thành trợ thủ không thể thiếu của doanh nghiệp trong xu hướng vucation. Với những chương trình được thiết kế và xây dựng riêng biệt dựa trên đặc điểm văn hoá của từng doanh nghiệp, đem lại trải nghiệm gần gũi và thân thuộc cho các thành viên. Song đây cũng gián tiếp tái thiết lập môi trường làm việc lý tưởng tương tự môi trường văn phòng dựa trên yếu tố giao tiếp cơ bản của các thành viên.
Một trong những mối quan tâm đặc biệt của nhân sự chính là sự an toàn về sức khoẻ. Khi các ca nhiễm Covid-19 trở nên khó lường trong xã hội, việc tổ chức những hoạt động giao lưu và trao đổi trực tiếp cho tập thể lớn trở nên hết sức khó khăn. GameTeam sẽ là giải pháp tối ưu của doanh nghiệp trong việc kết nối nhân sự và gia tăng mức độ gắn kết giữa các thành viên. Công nghệ tân tiến vừa là điểm nổi trội, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đảm bảo được hoạt động tương tác đa chiều của người chơi nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chí không tiếp xúc, duy trì sự an toàn chống lây nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, tính linh hoạt mà GameTeam đem lại còn là điều kiện để từng cá nhân có thể phát triển được khả năng thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh. Trong thời đại VUCA như hiện giờ, thích nghĩ sẽ trở thành kỹ năng không thể thiếu tại một nhân sự toàn diện. Sự đan xen giữa thử thách cá nhân với thử thách đội nhóm, lồng ghép với hybrid challenge (thử thách kết hợp) sẽ yêu cầu người chơi phải khéo léo và nhanh chóng thay đổi để có thể tạo ra hiệu quả cao nhất.
Vậy bạn đã sẵn sàng nâng cao trải nghiệm nhân viên với các trò chơi game team building online trên GameTeam chưa nào? Tìm hiểu thêm về GameTeam tại: https://gameteam.vn/