2021 đánh dấu sự bùng nổ của xu hướng Metaverse với công nghệ thực tế ảo tăng cường. Từ đấy đã mở ra không ít xu hướng mới của nhân loại trong việc áp dụng công nghệ trong các hoạt động cuộc sống. Với tính ứng dụng cao, thực tế ảo tăng cường hứa hẹn sẽ mang tới vô vàn sự độc đáo trong trải nghiệm người dùng.
Cùng GameTeam khám phá xem AR sẽ đem đến xu hướng bùng nổ ra sao trong hoạt động quảng cáo thương hiệu trong tương lai nhé!
Thực tế ảo tăng cường hay AR là gì?
AR (viết tắt của Augmented Reality) hay còn được biết đến với cái tên “thực tế ảo tăng cường” là một sản phẩm công nghệ mới cho phép người dùng lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực.
Khác hẳn với VR (Virtual Reality), AR cho phép nhà sản xuất đưa các thông tin dưới dạng hình ảnh ảo vào thế giới thực, trình chiếu thông qua camera của thiết bị. Người dùng có thể khai thác những giá trị đó thông qua các hoạt động tương tác với thông tin ảo như chạm, di chuyển lại gần hoặc ra lệnh.
Có đôi nét tương đồng với AR, VR cũng là một sản phẩm công nghệ mà chúng ta thường hay nhầm lẫn với nhau. Tuy vậy điểm khác biệt lớn nhất để chúng ta có thể dễ dàng phân biệt giữa AR và VR chính là thông qua trải nghiệm của người dùng. Trong khi AR giúp tăng cường trải nghiệm của người dùng tại thế giới thực thông qua các nội dung số được thiết kế sẵn thì VR sẽ đưa người chúng ta đến trải nghiệm hoàn toàn mới lạ trong không gian ảo. Sẽ không sai nếu bảo VR đem lại cảm giác chân thực hơn với AR, nhưng không vì thế mà AR bị lép vế trong cuộc đua trải nghiệm này, cùng tìm hiểu tiếp ở phần sau nhé!
Lợi ích của AR và tính ứng dụng trong cuộc sống
Câu hỏi mà bạn đọc chắc hẳn đang thắc mắc chính là “Tính trải nghiệm của VR cao hơn AR, vậy tại sao lại lựa chọn sử dụng AR?”. Đúng là thực tế VR sẽ đem đến cho người dùng những trải nghiệm độc đáo tại không gian ảo với các nội dung số khác nhau, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng AR lại được các nhãn hàng ưa chuộng hơn cả. Và đây là các lí do tại sao:
Dễ dàng tiếp cận
Nếu chỉ nói về định nghĩa thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ AR là một sản phẩm công nghệ cao siêu được sử dụng bởi các thương hiệu lớn. Cũng không sai nhưng trên thực tế, AR lại vô cùng phổ biến bởi tính chất dễ tiếp cận của nó. Một trong các ví dụ điển hình mà chúng ta có thể quan sát trong cuộc sống hàng ngày chính là những chiếc filter chụp ảnh “sống ảo” được sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok,…
Chính vì đặc điểm này mà AR đã giành được sự đầu tư của không ít các công ty công nghệ lớn, chúng ta có thể kể đến một vài cái tên như Apple, Google, Microsoft,… và tất nhiên không thể thiếu được Facebook. Spark AR là phần mềm chuyên dụng cho công nghệ này đã được Facebook phát triển nhằm mục đích đưa thực tế ảo tăng cường trở nên gần gũi hơn với người dùng của mình.
Dễ dàng sản xuất
Để có thể sản xuất được sản phẩm VR hoàn chỉnh, bạn sẽ cần một đội ngũ kỹ thuật với hiểu biết và kinh nghiệm dày dặn cho công việc thiết kế nội dung số và lập trình vận hành. Chỉ như vậy thôi đã yêu cầu những nhân sự toàn diện đến mức tối đa hoặc chí ít là một nhân sự fullstack có thể triển khai toàn bộ dự án. Điều này cũng tương đương với khoản ngân sách khổng lồ bạn cần chi trả cho việc hoạt động.
Bên cạnh đấy, chất lượng của sản phẩm còn tỉ lệ thuận với thời gian bạn đầu tư triển khai. Với những dự án đơn giản, thời gian sản xuất có thể kéo dài từ 3-6 tháng và thời gian có thể dài hơn từ 6-18 tháng cho những dự án phức tạp.
Khác hẳn với VR, thực tế ảo tăng cường lại nổi trội hơn hẳn với quy trình sản xuất đơn giản. Chính vì vậy các thương hiệu sẵn sàng lựa chọn việc ứng dụng AR vào những chiến dịch truyển thông của mình. Với những phần mềm chuyên biệt như Spark AR hoặc Lenslist, quy trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa cho các nhà sáng tạo nội dung số, thậm chí ngay cả nhân sự trong phòng marketing của bạn cũng có thể dễ dàng thiết kế và triển khai trong thời gian ngắn. Điều này đảm bảo được rủi ro đến mức tối thiểu khi triển khai các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng.
Dễ dàng vận hành
Bên cạnh yêu cầu kỹ thuật cao khi sản xuất VR thì thiết bị vận hành cũng chính là vấn đề bạn cần lưu tâm khi sử dụng VR. Để có thể sử dụng các sản phẩm VR, bạn sẽ cần có các thiết bị hỗ trợ bao gồm một 1 headset giúp trình chiếu không gian ảo lên trước mắt người dùng. Ngoài ra, các hoạt động tương tác trong không gian sẽ được điều khiển bởi 2 tay cầm chuyên biệt giúp người dùng có thể di chuyển và thực hiện các hành động nhất định. Chi phí cho mảng thiết bị sẽ dao động từ 8-12 triệu phục vụ cho nhu cầu sử dụng cơ bản.
Trong khi đấy, AR sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí tại mỗi chiến dịch sử dụng với yêu cầu thiết bị tối thiểu. Toàn bộ trải nghiệm của người dùng sẽ được gói gọn trên 1 thiết bị thông minh cá nhân, phổ biến nhất là smartphone. Đặc điểm này đã tạo nên tính cá nhân hóa trong trải nghiệm của mỗi người dùng mà vẫn giúp nhà sản xuất truyền tải được đầy đủ các giá trị mong muốn người dùng khai thác được.
Ứng dụng của AR trong cuộc sống
Không chỉ vậy, AR còn thể hiện được vị trí của mình trong hoạt động giáo dục, đem đến trải nghiệm trực quan trong quá trình tiếp nhận thông tin. Không ít các nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động ghi nhớ thông tin trong não bộ con người đã cho thấy chúng ta sẽ ghi nhớ tốt hơn với hình ảnh mô phỏng sinh động. Và đây là lúc AR thể hiện được rõ nhất ưu điểm của mình. Việc cung cấp các thông tin qua nội dung số giúp tăng cường nhận thức của người dùng trong quá trình tương tác và tiếp nhận dữ liệu.
Một trong các ứng dụng phổ biến nhất của AR được thể hiện trong lĩnh vực giải trí. Sự bùng nổ của công nghệ thực tế tăng cường trong những năm gần đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hình thức gamification. Được công nhận là sản phầm đón đầu cho xu hướng công nghệ trên, Pokemon Go đã tạo ra cơn sốt trên thị trường ứng dụng di động vơi doanh thu lên tới hàng tỷ USD. Bằng việc tái hiện trải nghiệm khám phá và chinh phục.
Công nghệ thực tế tăng cường được tích hợp trong Pokemon Go thực sự đã đem đến làn sóng mới lại trong lĩnh vực giải trí. Không chỉ thỏa mãn được mong ước của cộng đồng người hâm mộ Pokemon, Pokemon Go còn nhận được sự hưởng ứng và đón đợi của những người dùng mới tham gia trải nghiệm trên khắp thế giới.
Song song với sự bùng nổ trong làn sóng người dùng chắc chắn đi liền với thành công trong doanh thu. Với hàng chục triệu người dùng trên toàn thế giới và doanh thu hàng năm hơn 800 triệu USD, thành tích này không phải là nhỏ đối với một công ty game “mới vào nghề”.
Bởi chính những đặc điểm trên, thực tế ảo tăng cường mang tính ứng dụng vô cùng cao trong cuộc sống hàng ngày. Chính những thương hiệu thời trang đã áp dụng thành công AR vào hành trình mua sắm của khách hàng của mình. Chỉ với 1 chiếc điện thoại, khách hàng có thể trải nghiệm được cái sản phẩm trang điểm một cách chân thực và chính xác mà không cần đến trực tiếp tại cửa hàng. Điều này đã kích thích được nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng ngay tại thời điểm vàng ra quyết định mua bán – một trong các yếu tố cần thiết tại các ngành hàng FMCG.
Thống kê trên trang bigcommerce.com đã chỉ ra số liệu về tác động của AR lên người tiêu dùng như sau:
- Năm 2020, chi tiêu của các thương hiệu đầu tư vào AR lên tới 60 tỷ USD
- Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến thích mua sắm tại các website tích hợp AR lên tới 61%
- 63% người dùng chia sẻ AR sẽ thay đổi tích cực đến trải nghiệm của họ
- Tỷ lệ khách hàng trung thành sẽ tăng lên 71% tại các thương hiệu sử dụng AR gia tăng trải nghiệm mua sắm
Một case study thành công của việc ứng dụng AR trong ngành hàng mỹ phẩm chính là Leflair với công nghệ AR cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm trên điện thoại. Trong chương trình này, Leflair đã hợp tác cùng Facebook đem đến cho người dùng cơ hội được sử dụng thử 2 dòng sản phẩm cao cấp son môi Guerlain và kính mắt Rayban. Chiến dịch vô cùng độc lạ này đã giúp quảng bá được hình ảnh của Leflair trên các kênh mạng xã hội kết hợp với hoạt động gia tăng trải nghiệm khi mua sắm của khách hàng.
- Rút ngắn hành trình mua hàng của người tiêu dùng: thay vì việc khách hàng sẽ phải đi đến các cửa hàng để có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm thì quá trình đưa ra quyết định mua sắm sẽ được tối ưu sang hành vi mua sắm trực tuyến.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Leflair đã cá nhân hóa được trải nghiệm của từng khách hàng, khiến mỗi người cảm thấy họ đều được thương hiệu quan tâm về sở thích, nhu cầu khi mua sản phẩm. Từ đó, tình yêu của người tiêu dùng dành cho thương hiệu sẽ tăng lên.
Đi cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, AR chắc chắn sẽ trở thành xu hướng bùng nổ trong tương lai với những ứng dụng thiết thực gia tăng trải nghiệm cuộc sống của con người. Không chỉ thể hiện vị trí của mình trong lĩnh vực giải trí, giáo dục mà AR còn mang tiềm năng vượt trội trong các chiến dịch truyền bá hình ảnh thương hiệu. GameTeam sẽ trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của khách hàng trong việc đưa công nghệ thực tế tăng cường trở nên gần gũi hơn với thương hiệu. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ đem đến những ý tưởng xây dựng và triển khai hợp lý nhất, phù hợp với nguyện vọng của khách hàng.
Là đối tác sáng tạo lâu năm của Facebook cùng với kinh nghiệm dày dặn trong mảng truyền thông, đội ngũ sáng tạo của GameTeam chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển những ý tưởng sơ khai của mình trở nên đột phá trong trải nghiệm. Với năng lực sản xuất và sáng tạo chất lượng đến từ, GameTeam đã trở thành lựa chọn của không ít các thương hiệu lớn tại thị trường Việt Nam trong chiến lược quảng bá của mình. Một số cái tên có thể kể đến như Sun Group với sự kiện sinh nhật 5 năm Fansipan Legend, BHS Group với chiến dịch quảng bá dự án mới,…
Hãy liên hệ ngay với GameTeam để nhận được sự hỗ trợ tối đa trong quá trình xây dựng AR cho tổ chức mình nhé!