Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 101.7 nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ những yếu tố ngoại cảnh và nội bộ khiến cho hoạt động bán hàng của cơ sở kinh doanh bị trì trệ. Các tổ chức sẽ cần thiết phải thực hiện các hành động để có thể nhanh chóng nâng cao doanh số, tái thiết lập tiềm năng phát triển hậu khủng hoảng.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để doanh nghiệp có thể nâng cao doanh số bán hàng, rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Tái định vị thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh mới
Có một điều mà nhà lãnh đạo không ngờ tới đó chính là ảnh hưởng của dịch bệnh đến thói quen tiêu dùng của khách hàng. Hậu khủng hoảng sẽ là khoảng thời gian thị trường có nhiều biến động, điều này có thể khiến cho bức tranh khách hàng cũ sẽ không còn phù hợp với tình hình thực tại.
Lúc này nhiệm vụ của bộ phận marketing chính là thực hiện các nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường và sản phẩm của cả bản thân lẫn của đối thủ. Bằng việc nắm bắt được xu hướng của thị trường cùng mong muốn và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tái định vị hoặc xâm nhập thị trường mới.
Dịch bệnh cũng tác động đến hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Tâm lý chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu sẽ khiến cho khách hàng trở nên nhạy cảm hơn về giá cả và sẽ do dự hơn trong quá trình đưa ra quyết định mua sắm. Đây chính là lúc mà các bộ phận kinh doanh cần tung ra các chiến lược push sale hiệu quả, không chỉ nhằm mục đích nâng cao doanh số bán hàng, rút ngắn thời gian thu hồi vốn mà còn tái thiết lập hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
Việc doanh nghiệp cần làm trong thời điểm bây giờ chính là rút ngắn thời gian đưa ra quyết định của khách hàng. Tập trung khai thác vào tâm lý sợ bỏ lỡ của người tiêu dùng, chúng ta có thể đưa ra một số chiến lược như:
- Khuyến mại ngắn hạn
- Giảm giá chớp nhoáng
- Khuyến mại mua 1 tặng 1
Hoặc những hình thức tương tự nhằm trực tiếp khơi gợi tâm trí ẩn của khách hàng, kích thích hành vi mua sắm.
Xây dựng nhận thức về thương hiệu
Chúng ta đều biết rõ một điều về người tiêu dùng, họ sẽ luôn tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao nhất bản thân có thể đáp ứng được. Chính vì vậy bộ phận R&D sẽ cố tạo ra những sản phẩm có để thỏa mãn được kỳ vọng của người tiêu dùng. Nhưng điều này là chưa thể đủ, chắc chắn khách hàng của bạn sẽ không đưa thương hiệu vào tệp lựa chọn của mình nếu bản thân không có nhận thức về thương hiệu.
Doanh nghiệp hãy nhớ một điều rằng, một sản phẩm chất lượng cao sẽ luôn phải đi kèm với một thương hiệu mạnh. Các doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc này để có thể xây dựng được nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đây chính là cách mà Starbucks đã thành công ghim hình ảnh thương hiệu vào trong tâm trí khách hàng, cũng như khi nói về nước tăng lực, người ta sẽ nghĩ đến Redbull hay nhắc đến điện thoại thông minh thì iPhone lại là hình ảnh đầu tiên được gợi đến.
Một lẽ thường tình trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng đó là họ sẽ luôn dành sự ưu tiên cho những thương hiệu mà bản thân đã biết đến trước đó. Trên thực tế, các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đã chỉ ra rằng 75% khách hàng có thói quen chi trả cho việc mua sắm tại các thương hiệu mà họ biết đến hoặc đã từng mua sản phẩm trước đó.
Một trong các cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để có thể thành công xây dựng nhận thức về nhãn hàng đó chính là qua việc hình thành sự quen thuộc thương hiệu. Bằng việc cung cấp cho khách hàng những nhận thức về thương hiệu, sự kết nối về cảm xúc giữa cá nhân và thương hiệu, những giá trị khách hàng nhận được, mối liên kết trong sự đa dạng của khách hàng. Đây sẽ là những rào cản mà doanh nghiệp cần vượt qua để có thể thành công xây dựng nhận thức của khách hàng, thiết lập giải pháp kinh doanh hiệu quả.
Đồng bộ hóa nhận diện, hình ảnh thương hiệu
Nhận diện của một doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau:
- Logo thương hiệu
- Màu sắc thương hiệu
- Ngôn ngữ thiết kế của sản phẩm
- Cá nhân trong doanh nghiệp
Tất cả những điều này chính là “tài sản doanh nghiệp”, và chúng sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Giữa thị trường đa dạng, người tiêu dùng sẽ có vô vàn các lựa chọn trong hành trình mua hàng của mình, và đây chính là vấn đề các thương hiệu cần giải quyết làm sao để bản thân trở nên nổi bật khỏi những đối thủ cạnh tranh.
Một ví dụ điển hình cho sự thành công của nhận diện thương hiệu đến hành vi mua sắm chính là Starbucks. Điều gì đã khiến cho người tiêu dùng sẵn sàng chi khoản tiền tương đương một bịch cà phê tại siêu thị cho một cốc cà phê tại Starbucks? Chính sự đồng bộ trong thiết kế không gian, sản phẩm và đồng phục của Starbucks là những yếu tố khiến khách hàng cảm thấy được sự chuyên nghiệp và họ đang trả tiền cho sản phẩm cao cấp.
Sự đồng bộ chính là chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tất cả những gì khách hàng tiếp cận được sẽ góp phần xây dựng được nhận diện của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Khi hiểu được điều này, bạn sẽ biết được rằng sự đồng bộ trong bộ phận nhân viên trong tập thể cũng đóng vai trò xây dựng hình ảnh và nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Cải thiện tinh thần của nhân viên nội bộ
Những hệ lụy mà làn sóng Covid-19 đem lại tới nền kinh tế Việt Nam vô cùng lớn, trong đó nhóm đối tượng chính chịu ảnh hưởng tiêu cực chính là các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm quy mô vừa và nhỏ. Theo thống kê được đưa ra cho ta thấy 81.8% các doanh nghiệp đã phải quyết định giải thể và đang chờ duyệt quyết định, 16.2% còn lại vẫn có thể duy trì hoạt động và có thêm 2% doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường.
Với hoàn cảnh chung của các doanh nghiệp tại quý 4 năm 2021, việc nâng cao doanh số và nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc làm tất yếu để có thể đảm bảo khả năng phục hồi của tổ chức. Trước khi tập trung toàn bộ sức lực vào hoạt động tái thiết lập kinh tế cuối năm thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng tinh thần nhân sự là việc ban lãnh đạo nên làm để có thể đảm bảo lực lượng lao động chất lượng nhất.
Những mối lo về sức khỏe, về tài chính và thậm chí là về việc làm đã tác động ít nhiều đến chất lượng tinh thần nhân sự trong thời điểm khủng hoảng. Báo cáo của The Standard về sức khỏe tinh thần của người lao động cho thấy rằng:
- 46% ứng viên tham gia khảo sát gặp các vấn đề đề về tinh thần trong thời điểm dịch bệnh.
- 55% người lao động phản hồi rằng những vấn đề tâm lý có tác động lớn đến hiệu quả công việc của họ trong thời điểm dịch bệnh.
- 65% người tham gia khảo sát tụt giảm trên 10 giờ làm việc năng suất mỗi tuần do ảnh hưởng từ yếu tố tinh thần trong thời gian giãn cách.
Chính vì vậy việc nuôi dưỡng và cải thiện tinh thần nhân sự sau khủng hoảng sẽ là việc mà các nhà điều hành nên dành sự đầu tư đặc biệt cả trong và sau khủng hoảng. Công ty muốn phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng thì cần thiết phải có một lực lượng nhân sự chất lượng đến chính từ đội ngũ sẵn có. Việc duy trì được chất lượng tinh thần của nhân sự sẽ giảm tỷ lệ chuyển đổi lao động trong chính nội bộ tập thể, từ đấy mà có thể đảm bảo được khả năng phục hồi và tốc độ tái thiết lập của doanh nghiệp.
Bên cạnh các chiến lược, giải pháp kinh doanh hiệu quả thì nguồn lực nội tại sẽ đóng vai trò không nhỏ quyết định khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Bởi vậy, GameTeam ra đời nhằm đem đến giải pháp thúc đẩy, nâng cao tinh thần nhân sự và gia tăng đồng bộ trong tổ chức. Trong thời gian quý 4 của 2021, GameTeam đã và đang được nhiều tập thể tin tưởng sử dụng.
Với các kịch bản và nội dung chương trình được xây dựng trên chính những giá trị cốt lõi và văn hóa của từng doanh nghiệp, GameTeam chắc chắn sẽ là khiến người chơi không khỏi tò mò và lôi cuốn bởi các thử thách vô hạn. Khi tham gia vào GameTeam, các thành viên không chỉ có cơ hội bộc lộ năng lực bản thân mà còn là dịp để các thành viên trong tập thể được trực tiếp gắn kết và giao lưu. Các thông điệp của Ban Lãnh đạo sẽ còn được lồng ghép khéo léo vào từng thử thách, giúp người chơi có thể tiếp nhận nội dung theo cách tự nhiên nhất.
Tìm hiểu thêm về GameTeam tại: https://gameteam.vn/
Các thông điệp của Ban Lãnh đạo sẽ còn được lồng ghép khéo léo vào từng thử thách, giúp người chơi có thể tiếp nhận nội dung theo cách tự nhiên nhất. Với tất cả những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tạo được sự thống nhất trong cấu trục vận hành, từng cá nhân và bộ phận sẽ chủ động tiếp cận được thông điệp và định hướng phát triển, gia tăng khả năng lưu nhớ trong tâm trí.
Bài viết trên sẽ giúp người làm điều hành mở ra nhiều góc độ mới để nhìn nhận và đánh giá về hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó có thể tìm ra được vấn đề còn đang tồn tại trong chính nội bộ tập thể và nhanh chóng đưa ra được phương hướng nâng cao doanh số của doanh nghiệp.