Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh

Thế giới VUCA đã tạo ra trạng thái bất ổn định trong thị trường, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Đứng trước thực trạng chung này, con người trở thành yếu tố được ban lãnh đạo đặc biệt đề cao trong xu hướng cùng chiến lược phát triển tương lai dài hạn. Trong đó, nâng cao trải nghiệm nhân viên sẽ chính là chủ đề dành được sự quan tâm và đầu tư, tích hợp với định hướng của toàn tổ chức.

Bài viết dưới đây sẽ đem đến góc nhìn sâu sắc hơn về trải nghiệm nhân sự, bạn đọc hãy cùng theo dõi và phân tích nhé!

Trải nghiệm nhân viên là gì?

Doanh nhân người Nhật Matsushita Konosuke đã từng nói: “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”. Bởi vậy, để có thể gia tăng giá trị và bảo tồn “tài sản quý giá” này, việc các nhà lãnh đạo cần làm chính là nâng cao trải nghiệm nhân sự.

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 1

Trải nghiệm nhân viên (EX) tại nơi làm việc là tất cả những tương tác của một cá nhân với các điểm tiếp xúc doanh nghiệp trong suốt vòng đời nhân viên, cụ thể bao gồm 7 giai đoạn chính: Attract (Bị thu hút) – Hire (Được tuyển dụng) – Onboard (Nhận việc) – Engage (Bắt đầu làm việc) – Perform (Thể hiện) – Develop (Phát triển) và cuối cùng là Depart (Nghỉ việc). 

Các thành phần trong trải nghiệm của nhân viên bao gồm:

  • Trải nghiệm công việc (PEX – Procedural Employee Experience): PEX là trải nghiệm thực tế của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc của mình. Một trải nghiệm công việc được xây dựng tốt sẽ giúp nhân viên tối ưu hóa việc xử lý tác vụ, thiết lập quy trình làm việc hiệu quả cho mọi thành viên đều có thể tham gia. 

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 2

  • Trải nghiệm môi trường (TEX – Textural Employee Experience): Môi trường làm việc của nhân viên được tạo thành bởi 3 yếu tố
    • Môi trường vật lý: là không gian làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công việc tại công ty, từ cách bố trí ánh sáng đến sắp đặt vị trí làm việc đều ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của thành viên.
    • Môi trường công nghệ: những công cụ, phần mềm, nền tảng công nghệ hỗ trợ mà tổ chức cung cấp cho nhân sự trong quá trình làm việc, có tác động đến hiệu suất làm việc nhóm.
    • Môi trường văn hóa: bao gồm các giá trị, thói quen và quan niệm ăn sâu vào trong hoạt động của tổ chức, từ đấy chi phối suy nghĩ cùng hành vi của cá nhân với mục tiêu chung.
  • Trải nghiệm cảm xúc  (EEX – Emotional Employee Experience): EEX được hợp thành bởi các yếu tố như mối quan hệ giữa cá nhân, suy nghĩ của nhân viên tới doanh nghiệp, sự tương tác với đồng nghiệp, leader. Bởi đặc tính tâm lý của con người, EEX trở thành yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định trải nghiệm của nhân viên “tốt” hay “xấu”. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Jan West đến từ Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Quốc gia, trải nghiệm nhân sự gia tăng xấp xỉ 50% tại những nhân viên có mối quan hệ gần gũi với đồng nghiệp.

Tầm quan trọng của EX với doanh nghiệp

Nâng cao hiệu suất, giảm tỷ lệ chuyển đổi lao động

Với xu hướng của thị trường lao động hiện này, thế hệ Baby Boomer (sinh năm 1946-1964) và thế hệ X (sinh năm 1965-1984) đang dần lùi về, được thay thế nhân lực thế hệ Y (sinh năm 1981-1996) và thế hệ Z (sinh năm 1995 – 2015). Đặc điểm chung của 2 nguồn nhân lực này là được sinh ra trong thời đại phát triển của mạng internet, được tiếp xúc với công nghệ tiến bộ từ khi còn nhỏ. Chính những yếu tố này tạo nên những công dân 4.0 với thói quen kết nối liên tục, sẵn sàng làm nhiều việc cùng một lúc, có khả năng phản hồi nhanh chóng. 

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 3

Tuy vậy, sự trung thành của nhóm đối tượng này là vấn đề khiến nhà quản trị hiện đại phải đau đầu. Nghiên cứu năm 2018 mang tên “Khảo sát thế hệ đương đại” (Millenial Survey) do Deloitte thực hiện trên 10.455 người thuộc thế hệ Y và 1.844 người thuộc thế hệ Z đã cho thấy rõ sự cam kết với doanh nghiệp trên 5 năm ở mức thấp (12-28%), trong khi nguồn nhân lực trẻ xác định chỉ gắn bó với nhà tuyển dụng trong vòng 2 năm ở mức cao (43-61%). 

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 4

Học viện Công nghệ Massachusetts đã thực hiện nghiên cứu trên 281 nhà lãnh đạo cùng khảo sát toàn cầu của IBM. Kết quả cho thấy tổ chức có EX hàng đầu đều có tỷ lệ muốn rời bỏ tổ chức ở mức 21%, trong khi nhóm có điểm EX thấp có tới 44% nhân viên muốn tìm kiếm công việc khác.

Đối mặt với thực trạng này, doanh nghiệp cần gấp rút tìm ra phương án để có thể nâng cao trải nghiệm nhân sự, tối đa hóa được tiềm năng của nguồn nhân lực mới từ những ngày đầu tiên. Song việc gia tăng trải nghiệm tích cực cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ gắn bó và sự trung thành của nhân sự với tổ chức, giúp tổ chức cắt giảm được chi phí xây dựng lực lượng lao động chất lượng.

Cắt giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo

Theo báo cáo của Hiệp hội Phát triển Tài năng, mỗi doanh nghiệp trung bình chi trả 4000$ cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Chi phí này còn lên đến con số 7000$ khi tổ chức muốn thay thế những vị trí quản lý hoặc chuyên gia. Rõ ràng chúng ta có thể thấy được khoản đầu tư không nhỏ mà mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra mỗi khi xảy ra chuyển đổi nhân sự. Vậy câu hỏi mà những nhà quản trị cần lời giải chính là: “Làm sao để tối ưu khoản đầu tư này để thu về lượng giá trị lớn nhất cho tổ chức?”

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 5

Giải pháp cho vấn đề của những người quản trị hiện đại chính là nâng cao trải nghiệm nhân sự. Hành trình trải nghiệm nhân sự được bắt đầu ngay tại những điểm chạm đầu tiên của cá nhân tới tổ chức Bằng việc tạo dựng trải nghiệm tích cực trong giai đoạn Onboard, tổ chức có thể trực tiếp gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên lên 82%, đi cùng với năng suất làm việc được cải thiện tới 70%.

Về phía ngược lại, trải nghiệm tiêu cực trong quá trình tuyển dụng cũng tác động đến hành vi của nhân viên về sau. Theo báo cáo của Digitate, nhóm nhân viên có ấn tượng xấu với doanh nghiệp trong quy trình Onboard có tỷ lệ chuyển đổi lao động trong tương lai cao gấp đôi nhóm có EX tích cực. Điều này đồng nghĩa với sự phí phạm gấp đôi về chi phí và thời gian của tổ chức trong công tác tuyển dụng.

Tăng trải nghiệm khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nâng cao trải nghiệm nhân sự còn mang trong mình mối liên hệ với việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, góp phần trong việc quyết định sự thành công của tổ chức. Doanh nghiệp có EX ở top trên nhận được gấp đôi sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể, điểm hài lòng của khách hàng ở các tổ chức có EX ở top trên là 32 trong khi nhóm có EX top dưới chỉ là 14.

Một khảo sát được Deloitte thực hiện năm 2019 tổng hợp đánh giá của lãnh đạo về trải nghiệm nhân viên phản ánh 84% lãnh đạo cho biết đây là yếu tố thiết yếu dẫn đến sự phát triển của tổ chức.

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 6

Để có thể minh chứng cho số liệu trên, Kincentric cũng tiến hành khảo sát cho thấy 79% doanh nghiệp đồng ý trải nghiệm của nhân viên tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Doanh thu trung bình cao gấp 2 lần và lợi nhuận trung bình cao hơn 4 lần so với những tổ chức không chú trọng xây dựng trải nghiệm nhân viên

Theo nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts, doanh nghiệp có EX tích cực sẽ có văn hóa tổ chức tích cực, tăng gấp đôi sự đổi mới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có EX ở xếp hạng cao trong có 51% lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ mới trong vòng 2 năm gần đây, trong khi đó con số này là 24% ở nhóm có EX ở nhóm xếp hạng dưới. 

Giải pháp nâng cao trải nghiệm nhân sự

Không chỉ tại Việt Nam mà tất cả các doanh nghiệp trên toàn cầu đều đang phải đối mặt với tác động từ thế giới VUCA tạo nên. Cùng với ảnh hưởng tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19, con người đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà quản trị nào. Các doanh nghiệp gấp rút tìm kiếm phương án và xây dựng lộ trình nâng cao EX trong tương lai dài hạn. Chính vì hiểu được điều đó, GameTeam đã được ra đời với sự mệnh trở thành giải pháp nâng cao trải nghiệm nhân sự tối ưu nhất trên thị trường.

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 7

Tinh thần và sự gắn kết giữa cá nhân sẽ bị mai một dần trong thời điểm khủng hoảng và hiệu ứng vẫn sẽ còn kéo dài ngay cả khi quá trình này kết thúc. Những tác nhân này sẽ trực tiếp hình thành nên EX yếu kém, đi kèm với sự giảm sút trong khả năng hồi phục, tái thiết lập của doanh nghiệp sau khủng hoảng. GameTeam sẽ giúp các nhà quản trị trong việc gắn kết nhân sự nội bộ, xây dựng song song việc nuôi dưỡng những mối quan hệ tích cực giữa các thành viên. GameTeam sẽ mở ra cơ hội cho từng thành viên có cơ hội thể hiện bản thân với những thử thách tài năng, sáng tạo cùng với việc tối ưu sự tương tác đa chiều trong tập thể với những nội dung yêu cầu cao về khả năng giao tiếp và hoạt động nhóm.

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 8

Bên cạnh đấy, nhân sự nội bộ cũng có nhu cầu về thông tin và định hướng của lãnh đạo trong những thời điểm nhạy cảm như bây giờ. Với sự đồng hành của GameTeam, đội ngũ tư vấn sáng tạo sẽ hỗ trợ khách hàng trong quá trình thiết kế, tạo dựng kịch bản theo nhu cầu hoặc thông điệp của lãnh đạo.

Đặc biệt hơn cả chính là tính linh hoạt song song với sự độc đáo chúng tôi có thể đem lại, sự độc quyền của từng khách hàng sẽ được đảm bảo thông qua chính nội dung thiết kế bám sát theo văn hóa và đặc điểm của từng tổ chức. GameTeam có thể đáp ứng được mọi nhu cầu với hình thức chương trình như chơi cá nhân, chơi đội nhóm hoặc thậm chí cả chương trình mix (cá nhân kết hợp đội nhóm).

Trải nghiệm nhân viên: Chìa khóa của doanh nghiệp vững mạnh 9

Tính ưu việt. sự đa dạng và mới lạ chính là những lý do giúp GameTeam chiếm được sự quan tâm, tin tưởng sử dụng của không ít các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh những chương trình trong nước của Electrolux, Connel, VTC Game,… thì GameTeam cũng góp mặt trong những sự kiện kết nối thành viên vượt rào cản địa lý giữa Việt Nam và Nhật Bản với “7 Spirit Up” của Kaopiz.

Vậy bạn đã sẵn sàng nâng cao trải nghiệm nhân viên với GameTeam chưa nào? Tìm hiểu thêm về GameTeam tại: https://gameteam.vn/

Written by
Nguyễn Hòa Hiệp
View all articles
Leave a reply

Written by Nguyễn Hòa Hiệp