Nắm trong tay chìa khóa làm việc hiệu quả mùa dịch, ắt thành công!

Cần làm gì để có thể làm việc hiệu quả trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn này? Đừng bỏ lỡ những bí quyết vàng sau!

Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Làm việc tại nhà, hạn chế gặp gỡ đem đến nguy cơ “xa mặt, cách lòng”. Việc trao đổi thông tin ắt hẳn gặp nhiều trở ngại. Điều này không chỉ khiến công việc trở nên thiếu minh bạch, mà còn phát sinh khoảng cách giữa nhân viên với nhau. Tình trạng này kéo dài dẫn đến những ảnh hưởng xấu trong mối quan hệ nội bộ. Giao tiếp chính là chìa khóa giúp các đội nhóm, tổ chức vững bước trong mùa dịch này. Vậy các đơn vị cần làm gì để thúc đẩy giao tiếp hiệu quả trong nội bộ?

Thể hiện sự quan tâm

Trong bối cảnh dịch bệnh, một người lao động phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo về sức khỏe, kinh tế, gia đình cũng như sự bỡ ngỡ khi phải liên tục thay đổi hình thức làm việc. Lãnh đạo doanh nghiệp và HR nên cho thấy được sự quan tâm chân thành của mình đối với nhân viên. Hãy thường xuyên lắng nghe, chia sẻ cũng như chỉ dẫn tận tình nhân viên.

Chìa khóa làm việc hiệu quả mùa dịch 1

Các hoạt động nội bộ ý nghĩa cũng là một cách để doanh nghiệp thể hiện. Một món quà nhỏ mùa work from home, hòm thư nóng luôn mở để giải đáp mọi thắc mắc, những cuộc trò chuyện thân mật, hay một chương trình team building online cũng có thể trở thành nguồn động lực lớn lao để nhân viên tiếp tục nỗ lực cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Tận dụng các kênh giao tiếp và truyền thông nội bộ

Mỗi doanh nghiệp đều có cách kênh giao tiếp và truyền thông nội bộ của riêng mình. Sẽ thật tuyệt nếu như anh chị vận dụng được tối đa các kênh truyền thông mà mình có. Cần thường xuyên có sự đánh giá hiệu quả của các kênh truyền thông trong từng bối cảnh. Từ đó, bạn sẽ rút ra kênh truyền thông ưu tiên cho từng nội dung cần truyền đạt. Ví dụ, với các thông tin formal yêu cầu độ chuẩn chỉ cao, email là một sự lựa chọn tốt. Các thông tin yêu cầu độ lan tỏa và phản hồi nhanh nên được truyền tải qua mạng xã hội…Ngoài ra các cuộc khảo sát, trao đổi nhiều chiều (bottom up, top down, middle out) cần được chú trọng trong giai đoạn này.

Có kế hoạch cho mọi trường hợp

Mọi tình huống đều có thể xảy ra. Dịch bùng phát, trong doanh nghiệp có ca nhiễm, khủng hoảng tài chính và nhân sự…là điều cần được dự tính trước. Liệu doanh nghiệp của bạn đã biết cách xử trí khi không may một nhân viên của mình là F0/F1/F2 chưa? Rất nhiều doanh nghiệp cho biết họ mất kiểm soát khi có nhân sự nhiễm/nghi nhiễm bệnh. Các nhân viên còn lại nhanh chóng trở nên hoảng loạn, thậm chí chỉ trích đồng nghiệp của mình. Và bởi vì chưa có sự chuẩn bị, doanh nghiệp không biết nên nói thế nào để trấn an nhân viên cũng như đưa họ về quỹ đạo làm việc ban đầu.

Ứng dụng Gamification

Gamification (game hóa) là một xu hướng mới đang rất được ưa chuộng hiện nay. Kích thích trải nghiệm và tăng hiệu quả công việc, gamification được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Trong quản trị nhân sự, game hóa tác động to lớn tới sự tiếp thu và mức độ tham gia hoạt động của nhân viên. Gamification có thể được ứng dụng trong việc tuyển dụng, khảo sát, đào tạo, khen thưởng, phát triển văn hóa doanh nghiệp, thậm chí là phân công công việc để nhân viên có thêm hứng thú. Áp dụng game một cách khéo léo cũng sẽ giúp việc giao tiếp trở nên cởi mở hơn rất nhiều.

Chìa khóa làm việc hiệu quả mùa dịch 2

GameTeam được biết đến như một công cụ Gamification rất hiệu quả. GameTeam đã được nhiều đơn vị lựa chọn để gắn kết và tiếp lửa nhân sự. Thông qua các trạm thử thách được tạo lập và thực hiện trên ứng dụng di động, GameTeam không chỉ là một công cụ team building, mà còn là một người bạn đắc lực cho các khóa học, chương trình đào tạo…của doanh nghiệp. Tham khảo thêm về GameTeam tại đây.Khám phá GameTeam

Trên đây là 4 bí quyết giúp việc giao tiếp trong môi trường làm việc giữa mùa dịch đạt hiệu quả tốt nhất. Nhờ đó công việc chung cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Bạn đã sẵn sàng cho những thay đổi tích cực chưa? Đừng quá bất ngờ với những gì mà 4 điều trên mang lại nhé!

Written by
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
View all articles
Leave a reply

Written by Nguyễn Thị Quỳnh Anh